
-
Giới tài chính thở phào khi Tổng thống Trump ngừng gây sức ép lên Fed và IMF
-
Yahoo muốn mua lại Chrome nếu Google buộc phải bán
-
IMF hạ dự báo tăng trưởng toàn cầu giai đoạn 2025 - 2026
-
Roche lên kế hoạch đầu tư 50 tỷ USD để tạo ra hơn 12.000 việc làm tại Mỹ
-
Tổng thống Trump chỉ trích Chủ tịch Fed, Phố Wall hứng tổn thất lớn -
Dữ liệu kinh tế vĩ mô ổn định, Trung Quốc giữ nguyên lãi suất cho vay cơ bản
![]() |
Đức giảm thuế cho các doanh nghiệp. Ảnh minh họa: Reuters |
Đây là nỗ lực nhằm vực dậy nền kinh tế lớn nhất châu Âu trong bối cảnh tăng trưởng trì trệ, lạm phát cao, không có dấu hiệu phục hồi sau cuộc suy thoái kỹ thuật hồi mùa Đông. Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) thậm chí dự đoán Đức sẽ là nền kinh tế lớn duy nhất tăng trưởng âm trong năm nay.
Phóng viên TTXVN tại Berlin dẫn tuyên bố của chính phủ liên bang cho biết, với mức giảm thuế dự kiến hơn 30 tỷ euro trong 4 năm, chương trình này sẽ giảm bớt gánh nặng cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Phát biểu tại một cuộc họp báo, Thủ tướng Scholz cho rằng Đức cần phải ứng phó với nền kinh tế ốm yếu để kích thích tăng trưởng. Trước đó, tại cuộc họp nội các kéo dài 2 ngày tại lâu đài Schloss Meseberg ở ngoại ô Berlin, ông Scholz cho biết: “Chúng tôi thảo luận giải pháp để có thể tạo ra cú hích mạnh hơn. Nền kinh tế Đức có thể làm được nhiều hơn thế”.
Theo người đứng đầu chính phủ, việc giảm thuế là một phần của chương trình 10 điểm nhằm thúc đẩy tăng trưởng cũng như tạo điều kiện thuận lợi hơn để các công ty đưa ra quyết định đầu tư vào Đức.
Mặc dù vậy, một số nhà phân tích lo ngại rằng nếu không có “quỹ xanh mới” của Liên minh châu Âu (EU), chỉ những nền kinh tế lớn hơn với nhiều quyền lực tài chính hơn mới có thể thúc đẩy kinh tế bằng các gói trợ cấp quốc gia, khiến các nước nhỏ hơn bị tụt lại phía sau.
Ngành công nghiệp chủ chốt của Đức, vốn là động lực tăng trưởng truyền thống, đã bị ảnh hưởng đặc biệt nặng nề trong những tháng gần đây khi xuất khẩu giảm mạnh trong bối cảnh lạm phát cao và hoạt động toàn cầu trì trệ.
Đức đã ghi nhận mức tăng trưởng “bằng không” trong quý II vừa qua, sau khi rơi vào suy thoái kỹ thuật hồi đầu năm, với một trong những nguyên nhân chính là do ảnh hưởng nặng nề từ cuộc xung đột Nga - Ukraine, khiến giá năng lượng tăng vọt sau khi Berlin ngừng nhập khẩu khí đốt của Nga, chấm dứt hoàn toàn sự phụ thuộc năng lượng vào quốc gia này.
Theo thống kê của Viện nghiên cứu thị trường (GfK), niềm tin của người tiêu dùng Đức có thể sẽ giảm trong tháng 9 tới. GfK nhận định: “Môi trường tiêu dùng hiện không có xu hướng rõ ràng, không tăng cũng không giảm, trong khi nhìn chung ở mức rất thấp. Cơ hội để niềm tin của người tiêu dùng có thể phục hồi bền vững trong năm nay đang ngày càng thu hẹp”.
Tỷ lệ lạm phát cao dai dẳng, đặc biệt đối với các mặt hàng thực phẩm và nhiên liệu, càng khẳng định rằng niềm tin của người tiêu dùng không được cải thiện vào thời điểm hiện tại.

-
Intel cắt giảm 20% nhân sự toàn cầu -
IMF hạ dự báo tăng trưởng toàn cầu giai đoạn 2025 - 2026 -
Tổng thống Mỹ Donal Trump hé lộ khả năng "giảm đáng kể" mức thuế quan với Trung Quốc -
Roche lên kế hoạch đầu tư 50 tỷ USD để tạo ra hơn 12.000 việc làm tại Mỹ -
Tổng thống Trump chỉ trích Chủ tịch Fed, Phố Wall hứng tổn thất lớn -
Dữ liệu kinh tế vĩ mô ổn định, Trung Quốc giữ nguyên lãi suất cho vay cơ bản -
Trung Quốc cảnh báo đáp trả các bên hưởng ứng lời kêu gọi cô lập Bắc Kinh
-
Đất Xanh Miền Tây trong kỷ nguyên mới: Vững bước trở thành nhà phát triển dự án toàn diện hàng đầu Miền Tây
-
Nhựa Tiền Phong khánh thành 3 cây cầu nối yêu thương tại Long An, Kiên Giang, Hậu Giang
-
Nguồn vốn Agribank thúc đẩy kinh tế tư nhân phát huy vai trò trụ cột quan trọng của nền kinh tế
-
CONINCO: Củng cố nguồn lực, mở rộng thị trường, cùng đất nước bước vào kỷ nguyên vươn mình
-
Năm thứ 3 liên tiếp Coteccons đứng đầu bảng xếp hạng "Top 10 Nhà thầu Xây dựng Uy tín"
-
ĐHĐCĐ SeABank: Bầu bổ sung thành viên độc lập HĐQT người nước ngoài