Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Sáu, Ngày 29 tháng 03 năm 2024,
Đừng chặn đứng sự phát triển của xã hội bằng cái hộp đèn trên nóc!
Ông Lâm Minh Chánh cho rằng, thời buổi công nghệ thì các cơ quan quản lý cũng phải áp dụng công nghệ để quản lý, chứ sao lại nhờ vào cái mào xe của mấy chục năm về trước.
Nghe bài viết này tại đây :
.
Ông Lâm Minh Chánh

Ông Lâm Minh Chánh chia sẻ:

"Tôi không cho rằng, yêu cầu gắn hộp đèn gắn trên xe taxi truyền thống lên xe công nghệ là một sự công bằng.

Thứ nhất, trước hết chúng ta cần phải tự hỏi sự công bằng ở đây là gì?

Xe công nghệ là một trong những phát minh tuyệt vời của con người trong thời đại kỹ thuật số. Chỉ với 1 cái app, người có xe và người muốn đi xe có thể gặp nhau.

So sánh với taxi truyền thống, chi phí vận hành xe công nghệ thấp hơn nhiều. 

Chi phí đón khách của taxi rất cao. Xe phải chạy đi lại để tìm khách thì tốn xăng tốn xăng. Xe đón tại nơi khách hàng gọi điện thoại thì tốn chi phí vận hành tổng đài. Xe đón tại bãi bến thì tốn chi phí mua bến bãi...

Toàn bộ chi phí này của taxi đã được giảm gần như triệt để thông quá 1 cái App, hay có thể gọi là ứng dụng của xe công nghệ. Thậm chí, app này có thể thay thế cả bộ máy kiểm soát hành vi của tài xế mà các hãng taxi thường phải dành rất nhiều tiền để thực hiện.

Thông qua app, mọi hành vi của tài xế đều được khách hàng cập nhật, xếp hàng đầy đủ. Tài xế nào có hạng sao cao thì sẽ được ưu tiên chở khách.

Với tư cách là công dân của nước Việt Nam, là một doanh nhân thời công nghiệp số, là đồng sáng lập của cộng đồng Quản trị và khởi nghiệp với hơn 50.000 thành viên, tôi đề nghị Chính phủ không duyệt phương án của Bộ Giao thông - Vận tải về việc xem xe công nghệ là xe taxi, và đặt hộp xe lên nóc xe công nghệ.

Giá xe công nghệ vì thể rẻ hơn giá xe taxi rất nhiều. Và cũng nhờ App, giá biến động theo luật cung cầu. Đây là điều mà taxi truyền thống không bao giờ làm được.

Xe công nghệ vốn là nền tảng kết nối xe và người. Xe có thể kinh doanh chuyên nghiệp, nhưng cũng có thể là xe tư nhân khi rảnh thì chở khách. Đó là yếu tố căn bản, đó là điều tốt đẹp của nền kinh tế chia sẻ.

Chụp cái mũ taxi lên những chiếc xe này là Bộ Giao thông – Vận tải gián tiếp giết đi sự phát triển của nền kinh tế chia sẻ trong giao thông vận tải tại Việt Nam. Vì sẽ chẳng có xe nhà, xe tư nhân nào muốn có cái mào mang dấu hiệu taxi trên nóc xe của mình.

Thứ hai, lý luận về việc phải gắn hộp đèn để quản lý xe dù hay để phát hiện các xe vi phạm vào đường cấm taxi… cũng không thuyết phục. Nếu công nghệ hóa, thì chỉ cần nạp bảng số xe vào hệ thống thì công an hay bất cư cơ quan chức năng nào cũng có thể biết ngay họ tên và thân nhân tài xế, đang chạy cho app nào.

Thời buổi công nghệ thì các cơ quan quản lý cũng phải áp dụng công nghệ để quản lý, chứ sao lại nhờ vào cái mào xe của mấy chục năm về trước.

Rõ ràng, xe công nghệ là 1 phát minh tuyệt vời, đem lại giá trị lớn cho xã hội, và thể hiện xu thế phát triển thời công nghệ số. Bây giờ chúng ta lại đem cái hộp đèn của taxi truyền thống ra chụp lên đầu xe công nghệ, thì đó không phải là sự công bằng, mà đó là sự thụt lùi của xã hội.  

Taxi truyền thống, thay vì phải bắt kịp sự phát triển và cạnh tranh được với xe công nghệ thì lại an tâm sống như cũ bằng cách chụp cái mũ lên xe công nghệ. Đó là tư tưởng kinh doanh rất bảo thủ và ù lì.

Mà nếu bộ Giao thông Vận tải – Vận tải ủng hộ cho cái mào trên xe công nghệ thì Bộ đang đi ngược lại với xu thế tiến bộ, xu thế 4.0, và quan trọng là đã giảm đi giá trị to lớn mà người dân phải được thụ hưởng từ xe công nghệ.

Bộ GTVT tiếp tục bảo lưu quan điểm taxi truyền thống và taxi công nghệ đều phải gắn hộp đèn
Đây là quan điểm mới nhất của Bộ GTVT liên quan đến việc có nên quy định xe taxi phải có hộp đèn với chữ "TAXI" gắn cố định trên nóc xe hay...
Bình luận bài viết này
  • Xuân Cường 10:40 | 17-09-2019
    Rất chuẩn, Bộ Giao thông Vận tải phải xem lại chứ đề xuất để thực hiên như vậy thật không ổn tý nào.
  • Freddie Ngo 11:18 | 17-09-2019
    Bài viết quá hay. Cám ơn tác giả.
Xem thêm trên Báo Đầu Tư