
-
Gắn biển công trình Trung tâm Chính trị - Hành chính, Trung tâm Hội nghị - Biểu diễn TP. Hải Phòng
-
Thúc đẩy hợp tác cấp địa phương giữa Hà Nội và Liên bang Nga
-
Củng cố quan hệ chiến lược Việt - Nga qua hợp tác y tế công nghệ cao
-
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế để phát triển nhanh và bền vững
-
Năng lượng, dầu khí có đóng góp quan trọng trong hợp tác Việt - Nga -
Thủ tướng chỉ đạo 3 vấn đề nóng trong giáo dục
Đại biểu Đại biểu Trần Thị Phương Hoa (Hà Nội) chất vấn về vấn đề học thêm, dạy thêm. Cử tri cho rằng một số giáo viên dạy thêm mang tính vụ lợi. Đề nghị Bộ trưởng cho biết có giải pháp gì với vấn đề này và trách nhiệm của Bộ trưởng?
Trả lời câu hỏi của đại biểu về trách nhiệm của Bộ trưởng và giải pháp trước vấn nạn dạy thêm học thêm, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ khẳng định giải pháp gốc là phải điều chỉnh chương trình.
Ông Phùng Xuân Nhạ khẳng định dạy thêm học thêm có từ rất lâu rồi, cũng là vấn đề gây bức xúc. Đây trước hết là nhu cầu tự thân, nhưng cái cần chấn chỉnh là dạy thêm học thêm tràn lan. Bộ Giáo dục và Đào tại đã Ban hành Thông tư số 17 để chấn chỉnh vấn đề này, hiện nay việc dạy thêm học thêm đã được chấn chỉnh từng bước.
“Nhưng vẫn tiềm ẩn nguy cơ, gây biến tướng trong dạy thêm học thêm. Giải pháp chúng tôi đang thực hiện là phối hợp với địa phương tăng cường giám sát. Nhưng giải pháp gốc vẫn là nội dung chương trình. Hiện chúng tôi đang định hướng rà soát chương trình, làm sao để lược bỏ bớt chương trình không cần thiết để chương trình học nhẹ hơn, phù hợp hơn”, Bộ trưởng cho biết.
Bộ trưởng Nhạ nhấn mạnh: “Điều này cũng mong chính quyền địa phương các cấp vào cuộc, chứ Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng không đi đến từng giáo viên để giám sát được”.
![]() |
Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ trả lời chất vấn của đại biểu ngày 16/11. |
Đối với vấn đề này, Đại biểu Trần Thị Quyết Tâm tranh luận: "Tôi cảm thấy Bộ trưởng trả lời chưa thoả đáng. Bộ trưởng nói không cấm dạy thêm, học thêm là tôi không đồng ý. Theo tôi không được cấm dạy và học thêm chính đáng của giáo viên và học sinh nhưng cấm lợi dụng để bắt ép học sinh học, gây bức xúc xã hội. Ví dụ giáo viên không dạy hết nội dung chính khoá ở lớp để về nhà dạy thêm. Hay kiểm tra 15 phút trên lớp toàn đem nội dung dạy thêm ra kiểm tra, phụ huynh phản ánh nhiều và bức xúc. Nên cấm trường hợp nào và không cấm trường hợp nào. Đề nghị Bộ trưởng có giải pháp phối hợp với địa phương để giải quyết vấn đề dạy thêm học thêm, tránh gây bức xúc và gánh nặng cho xã hội".
Đại biểu Nguyễn Sỹ Cương (Ninh Thuận) cũng cho rằng: "Về dạy thêm học thêm Bộ trưởng nói là tự nguyện, phụ huynh người ta phì cười nói rằng ai mà chẳng phải tự nguyện, nhưng rồi người ta lại nói rằng học sinh bây giờ không có tuổi thơ. Đề nghị Bộ trưởng cho biết rõ giải pháp đối với những vấn đề trên".
Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ trả lời: "Tôi hoàn toàn đồng tình với đại biểu Tâm. Như tôi đã trả lời, cấm là cấm tràn lan không đúng, còn những trường hợp hợp lý là nhu cầu tự thân. Tôi nhận trách nhiệm rồi, thời gian có để ý chỉ đạo nhưng cần sát thực thêm với địa phương các trường để chấn chỉnh một cách hiệu quả".

-
Năng lượng, dầu khí có đóng góp quan trọng trong hợp tác Việt - Nga -
Thủ tướng chỉ đạo 3 vấn đề nóng trong giáo dục -
Triển khai những dự án biểu tượng cho quan hệ Việt Nam - Nga trong kỷ nguyên mới -
Chính phủ thông qua hồ sơ Đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp xã năm 2025 -
Sửa Luật Doanh nghiệp đang rất cấp bách -
Công bố sản phẩm hợp quy: Không thể bỏ, nhưng sẽ co hẹp để giảm gánh nặng cho doanh nghiệp -
Việt Nam coi trọng củng cố, mở rộng quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện với Nga
-
Lần đầu tiên có thương hiệu sữa toàn cầu do doanh nghiệp Việt đồng sáng lập tại Úc
-
Hội nghị Đầu tư ESG Việt Nam 2025: Thúc đẩy phát triển bền vững giữa biến động toàn cầu
-
Nuôi vịt kiểu "resort" độc đáo: Thư giãn mỗi ngày, trứng sạch mỗi sáng
-
Panasonic bàn giao Trung tâm giải pháp HVAC cho Trường Đại học Công nghiệp TP.HCM
-
SeABank thông báo bổ sung nội dung hoạt động vào giấy phép hoạt động
-
SeABank được vinh danh “Ngân hàng tiên phong trong đổi mới quản trị vì sự phát triển bền vững”