-
Hà Nội xin đảm nhận việc thực hiện đầu tư cầu Ngọc Hồi trị giá 11.770 tỷ đồng -
Chủ tịch Bình Định: Doanh nghiệp logistics cần đột phá trong 6 lĩnh vực -
Dự án đường cao tốc TP.HCM - Mộc Bài có 4 nhà đầu tư quan tâm -
Chủ tịch Quảng Ngãi chỉ đạo khẩn trương giải ngân vốn đầu tư ngay từ đầu năm -
“Đo” tác động từ siêu dự án đường sắt 8,027 tỷ USD -
Đầu tư xây dựng công trình khẩn cấp bổ cập nước từ sông Hồng vào sông Tô Lịch
. |
Đừng sợ nhà đầu tư làm giàu
Một cách thẳng thắn, ông Trần Chủng, Chủ tịch Hiệp hội Các nhà đầu tư công trình giao thông đường bộ Việt Nam cho biết, bản chất của phương thức PPP là Nhà nước và các nhà đầu tư tư nhân cùng ký hợp đồng để phân chia lợi ích, rủi ro, cũng như trách nhiệm của mỗi bên trong việc xây dựng công trình hay cung cấp một dịch vụ công nào đó.
Trong việc thực hiện hợp đồng này, theo ông Trần Chủng, trong khi “lợi ích” nhận dạng khá rõ, thì “rủi ro” lại rất khó để được nhận dạng đầy đủ.
Thậm chí, lâu nay, các nhà đầu tư luôn trong tình thế của những người “yếu thế”, mọi rủi ro đều phải tự gánh chịu. Lý do là vì, một bộ phận trong các cơ quan nhà nước vẫn cho rằng, kể cả đầu tư PPP thì cũng phải theo cơ chế thị trường, kiểu “lời ăn lỗ chịu”, mà không hiểu rằng, đây là hình thức đầu tư rất đặc thù.
“Chúng tôi kỳ vọng, Luật PPP tôn trọng bản chất của phương thức đối tác công - tư, tôn trọng các nhà đầu tư tư nhân là một đối tác để cùng Nhà nước thực hiện các dự án mà lẽ ra Nhà nước phải làm để phục vụ phát triển kinh tế, phục vụ nhân dân. Phải hiểu rằng, trong dự án PPP, Nhà nước và nhà đầu tư đều có lợi, đừng sợ nhà đầu tư làm giàu, bởi lợi ích lớn nhất là nền kinh tế phát triển, nhân dân được thụ hưởng các công trình, dịch vụ tốt”, ông Trần Chủng nói.
Theo ông Trần Chủng, thì các nhà đầu tư rất chờ mong, Luật PPP sẽ phần nào tháo gỡ được nút thắt này để nhà đầu tư yên tâm đầu tư, nhất là khi trong Dự thảo Luật, đã có các quy định về chia sẻ rủi ro giữa Nhà nước và nhà đầu tư, kể cả trong trường hợp rủi ro giảm doanh thu.
Cẩn trọng để tránh phát sinh tiêu cực
Vui mừng trước việc Dự thảo Luật PPP đã đưa ra các quy định về chia sẻ rủi ro trong dự án PPP, song ông Trần Chủng cho rằng, nên cẩn trọng bởi có thể các quy định này cũng có thể làm phát sinh tiêu cực.
Cụ thể, theo ông Chủng, Điều 83, Dự thảo Luật PPP quy định cơ chế áp dụng việc chia sẻ giảm doanh thu được căn cứ dựa trên doanh thu thực tế và doanh thu cam kết trong hợp đồng (tối đa 75% doanh thu trong phương án tài chính).
Tuy nhiên, hiện lại chưa có hướng dẫn, điều kiện cụ thể về việc xác định mức doanh thu cam kết trong hợp đồng. “Cơ sở chọn tối đa 75% dễ bị lợi dụng trong thỏa thuận của nhà đầu tư và cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Đây là kẽ hở cho tiêu cực. Mức doanh thu cam kết sẽ phụ thuộc vào khả năng đàm phán của các bên, theo đó không có sự nhất quán giữa các dự án”, ông Trần Chủng nói.
Bên cạnh đó, theo quy định tại Điều 83, cơ chế chia sẻ 50% phần tăng/hụt thu chỉ được quyết định áp dụng sau khi đã thực hiện các biện pháp điều chỉnh giá/phí/thời hạn hợp đồng. Việc này, theo ông Trần Chủng, cũng sẽ phát sinh cơ chế xin - cho và có sự phân biệt giữa các nhà đầu tư với nhau. Hiện chưa có hướng dẫn rõ ràng về việc điều chỉnh giá/phí/thời hạn hợp đồng.
Theo ông Trần Chủng, để giảm thiểu tiêu cực, phải có tiêu chí rõ ràng về việc điều chỉnh giá vé thu phí, điều chỉnh thời hạn hợp đồng… Các tiêu chí này phải được cấp có thẩm quyền quyết định trước khi lựa chọn nhà đầu tư để đảm bảo minh bạch công bằng và nhà đầu tư, ngân hàng có đủ cơ sở đánh giá tính rủi ro trước khi quyết định tham gia dự án.
Bên cạnh đó, điều khiến ông Trần Chủng băn khoăn, đó là Dự thảo Luật quy định, cơ chế chia sẻ rủi ro doanh thu chỉ được thực hiện khi điều này được xác định tại chủ trương đầu tư. Có nghĩa là, cơ chế này được hiểu chỉ áp dụng cho các dự án mới sau khi Luật có hiệu lực.
“Vậy cơ chế này sẽ áp dụng như thế nào đối với các dự án đã có chủ trương đầu tư như các dự án thuộc cao tốc Bắc - Nam và nhiều dự án đang triển khai hoặc đang vận hành. Các nhà đầu tư kiến nghị Luật bổ sung thêm điều kiện áp dụng cơ chế này”, ông Trần Chủng nhấn mạnh.
-
“Đo” tác động từ siêu dự án đường sắt 8,027 tỷ USD -
Đầu tư xây dựng công trình khẩn cấp bổ cập nước từ sông Hồng vào sông Tô Lịch -
Đầu năm, nhiều dự án nghìn tỷ được đưa vào hoạt động ở Quảng Nam -
Điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án Khu đô thị Berjaya 3,5 tỷ USD tại TP.HCM -
Đà Nẵng cho thuê hơn 78.000 m2 đất để xây nhà máy có vốn đầu tư 177 triệu USD -
Chính phủ chính thức trình Quốc hội bổ sung 38.251 tỷ đồng vốn điều lệ cho VEC -
Thủ tướng yêu cầu triển khai ngay giai đoạn 2 cao tốc Đồng Đăng - Trà Lĩnh
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 4/2 -
2 Điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án Khu đô thị Berjaya 3,5 tỷ USD tại TP.HCM -
3 Đà Nẵng cho thuê hơn 78.000 m2 đất để xây nhà máy có vốn đầu tư 177 triệu USD -
4 Chính phủ chính thức trình Quốc hội bổ sung 38.251 tỷ đồng vốn điều lệ cho VEC -
5 USD tăng mạnh, bitcoin lao dốc khi nhà đầu tư lo ngại "bóng ma" thương chiến
- SeABank hoàn tất chuyển nhượng Công ty Tài chính PTF cho AEON Financial Service
- Shinhan Finance ra mắt phiên bản mới 5.0 của iShinhan - Nền tảng tài chính số toàn diện, thân thiện và an toàn
- Hậu Giang: "Con hổ con" thức giấc của Đồng bằng sông Cửu Long
- Đón đầu xu thế năng lượng xanh, Stavian lập liên doanh đầu tư sản xuất hệ thống lưu trữ năng lượng
- Chương trình lãi suất tốt, quà tặng "khủng" cho khách hàng cá nhân vay vốn từ Vietbank
- GELEX Electric lãi trước thuế 2.118 tỷ đồng năm 2024