-
Vì sao start-up cần thành lập hội đồng quản trị? -
Chủ tịch CEO viết sách mời người nước ngoài đến Việt Nam đầu tư bất động sản -
Giúp khách hàng vượt qua thử thách và nắm bắt cơ hội mới -
Doanh nhân Phạm Quốc Anh, Tổng giám đốc CTCP Thiết kế Xây dựng và Phát triển Minimal: Khởi nghiệp từ nét vẽ tối giản -
Doanh nhân nữ không cô đơn trên hành trình chuyển đổi kép -
Hội Doanh nhân nữ tỉnh Thái Bình: Điểm tựa vững chắc của các doanh nhân nữ
Doanh nhân Đoàn Thị Hồng Thắm, Nhà sáng lập, Tổng giám đốc điều hành Hygie & Panancee |
Giúp nông dân thoát cảnh ”sáng rau, chiều rác”
Là người có nhiều năm kinh nghiệm trong ngành dược, chị Đoàn Thị Hồng Thắm từng nắm giữ không ít vị trí quan trọng trong các công ty, tập đoàn dược lớn. Đặc biệt, chị được biết đến là người đã tạo ra công thức thuốc ho “quốc dân” Eugica có thành phần từ thảo dược tự nhiên, lành tính, đem tới hiệu quả rất tốt cho người dùng.
Dược sĩ người Cần Thơ hiểu rõ những công dụng của thảo dược thiên nhiên đối với sức khỏe con người, trong đó có nhiều loại thảo dược hết sức gần gũi như lá tía tô, rau om tía, rau diếp cá… Cũng chính vì vậy, năm 2019, chị đưa ra quyết định táo bạo khi bỏ phố về quê, khởi nghiệp với sản phẩm dược trà, xây dựng giá trị mới bền vững hơn cho nông sản địa phương thông qua thương hiệu Hygie & Panancee (H&P).
Với H&P, chị Thắm kỳ vọng sẽ giúp nông dân miền Tây chung tay thay đổi mô hình trồng trọt từ “bán chợ” sang “làm thuốc”. Cụ thể, với phương pháp chế biến dược trà hòa tan, thay vì trà túi lọc của H&P, chị khai thác những giá trị dược liệu tốt cho sức khỏe người tiêu dùng có trong các loại rau, tìm ra giá trị mới cho các loại nông sản này.
- CEO Đoàn Thị Hồng Thắm
“Những loại rau quả, dược liệu rất tốt, nhưng không phải ai cũng ăn được và cũng không ăn thường xuyên được. Chúng tôi tập trung vào chế biến sao cho giữ lại được nhiều nhất có thể giá trị dược tính của các loại rau, dược liệu này, nhưng lại dễ uống, dễ sử dụng”, chị cho biết.
Theo dược sĩ Thắm, làm trà túi lọc rất đơn giản, chỉ cần phơi khô, sấy, đóng gói là xong. Còn trà hòa tan phải ứng dụng công nghệ chiết xuất của ngành dược, loại tạp, bỏ bã, rồi pha chế thành dạng bột tiện dụng. Bột này hòa tan trong nước, có thể uống liền, không cần chờ hãm trà, không cần bỏ bã, nên mang đi đâu cũng dùng được.
Đồng thời, H&P nâng cao thời lượng bảo quản, sử dụng của nông sản lên tới 18 tháng. “Hạn dùng của các loại rau này thường rất ngắn, như ông bà ta hay nói là “sáng rau - chiều rác”. Tôi đã hiện thực hóa được ước mơ tạo ra một sản phẩm từ nông sản giữ nguyên dược tính để giúp bảo vệ sức khoẻ một cách tốt nhất, có hạn sử dụng lâu, tăng tính tiện lợi, nâng tầm giá trị nông sản”, chị Thắm nói.
Không ngại thay đổi
Khởi đầu của H&P trong tay nữ CEO đã có nền tảng vững chắc trong ngành dược cũng có nhiều khó khăn. Song nhờ sự linh hoạt, sẵn sàng tiếp thu và thử nghiệm, thay đổi theo ý kiến phản hồi, H&P không chỉ ngày càng hoàn thiện sản phẩm của mình hơn, mà còn chiếm được sự tin yêu từ khách hàng.
Chẳng hạn, mới đầu, H&P chỉ sản xuất các hộp trà bằng thiếc, có trọng lượng 250 g, nhưng khách hàng cho rằng, dạng bao bì này khá to, chỉ thích hợp làm quà tặng, không tiện dụng, khó mang theo để uống mỗi ngày. Vậy nên, CEO Đoàn Thị Hồng Thắm đã quyết định đầu tư thêm máy móc, bao bì, thiết kế dạng hộp giấy, bên trong có chứa các túi trà nhỏ phù hợp cho một lần dùng để khách hàng có thể dễ dàng mang theo, sử dụng sản phẩm ở bất kỳ đâu.
Hiện H&P có tới 12 loại dược trà, sử dụng các thành phần nguyên liệu có công dụng khác nhau khiến khách hàng phân vân, khó lựa chọn. Vậy nên, chị Thắm quyết định ra mắt mẫu sản phẩm “Bách thảo Việt trà” gồm 24 gói trà, mỗi loại dược trà có 2 gói để khách hàng trải nghiệm, từ đó dễ dàng đưa ra quyết định hơn.
Theo chị Thắm, H&P không ngại thay đổi, nếu điều đó đem lại trải nghiệm tốt nhất cho người tiêu dùng. Vừa tiện lợi, vừa có tác dụng phòng và chữa bệnh, sản phẩm của H&P đã kết hợp được ưu điểm của cả thuốc Tây và thuốc Nam. “Thuốc Tây rất tiện dụng, đem lại hiệu quả tức thì, nhưng người tiêu dùng e ngại có nhiều tác dụng phụ. Thuốc Nam lành tính hơn, nhưng không có được sự tiện lợi, mỗi lần uống phải chế biến rất phức tạp, khó uống”, chị Thắm cho biết.
Một khó khăn lớn khác của H&P, giống với các mô hình khởi nghiệp khác, đó là thiếu vốn. Cho dù đã có thời gian dài nắm giữ các vị trí quan trọng trong các công ty dược liệu lớn, có mức lương khủng, song chị Thắm cho biết, chị hầu như không tích góp được gì. Không nản lòng, chị lựa chọn đầu tư cẩn thận, có chọn lọc, nhằm tận dụng tốt nhất nguồn vốn mà mình có.
Thời gian đầu, chị chỉ đầu tư những máy móc, thiết bị bắt buộc. Những công đoạn khác chưa đầu tư được thì chị và nhân công sẽ làm thủ công, rồi khi có vốn quay vòng sẽ tiếp tục cơ giới hóa dần dần. “Công đoạn sấy bắt buộc phải có máy, không thể làm bằng tay được, nên tôi quyết định đầu tư máy sấy trước. Các công đoạn khác như trộn nguyên liệu, dán nhãn… có thể tự làm được thì chúng tôi sẽ làm thủ công”, chị Thắm nói.
Mới đây, tháng 12/2022, H&P “chẳng đặng đừng” có đợt tăng giá nhẹ từ 10.000 đến 25.000 đồng/sản phẩm. Bị ảnh hưởng khi giá bao bì, nguyên liệu đều tăng, dù đã “gồng mình” chịu lỗ liên tiếp 4 tháng mà chưa có tín hiệu khả quan hơn, H&P đành phải xin lỗi người tiêu dùng, tăng giá sản phẩm nhằm đảm bảo hoạt động sản xuất, kinh doanh.
May mắn là sự thay đổi này của H&P được khách hàng vui vẻ đón nhận. Theo chị Thắm, có được sự ủng hộ này của khách hàng là nhờ sản phẩm của H&P thật sự tốt, có những giá trị sức khỏe, tinh thần đáng giá để người tiêu dùng bỏ ra số tiền đó. Bên cạnh đó, H&P điều chỉnh mức tăng giá hợp lý, không quá cao, chỉ đủ để duy trì hoạt động của doanh nghiệp, nên nhanh chóng được người tiêu dùng chấp nhận.
Sẵn sàng nắm bắt mọi cơ hội
Sau khoảng 4 năm thành lập, từ 4 sản phẩm ban đầu, H&P đã phát triển được 12 sản phẩm dược trà, đa dạng mặt hàng, phát triển hệ thống gần 150 nhà phân phối, bán lẻ trên cả nước, mở rộng nguồn nhân lực, thị trường. Công ty cũng nhận được nhiều giải thưởng từ các cuộc thi khởi nghiệp như giải Nhất Cuộc thi Khởi nghiệp sáng tạo tỉnh Đồng Tháp năm 2021, giải Nhì Cuộc thi Khởi nghiệp sáng tạo Đồng bằng sông Cửu Long năm 2021, giải Nhì Cuộc thi Khởi nghiệp Nông nghiệp sáng tạo năm 2022.
Ngoài ra, H&P được Sở Công thương TP. Cần Thơ tặng giấy khen sản phẩm sáng tạo tiêu biểu của Thành phố. Hiện có tới 4/12 sản phẩm của H&P nhận được chứng nhận sản phẩm OCOP 4 sao, gồm trà hòa tan rau diếp cá, trà hòa tan gừng chanh sả, trà hòa tan gừng mật ong Hygie và trà hòa tan rau om tía. H&P đang hoàn thiện hồ sơ để các sản phẩm này đạt chứng nhận OCOP 5 sao và tiếp tục gửi đi kiểm nghiệm để lấy chứng nhận OCOP cho các sản phẩm khác.
Theo nữ doanh nhân Đoàn Thị Hồng Thắm, mỗi cuộc thi, mỗi giải thưởng là cơ hội để H&P tiếp cận nhiều khách hàng hơn, vừa là một sự bảo chứng cho chất lượng sản phẩm, cho thấy sản phẩm của H&P là người thật, việc thật, làm thật.
Hiện tại, H&P đã hoàn thành thủ tục, hợp đồng và rốt ráo chuẩn bị xuất khẩu những sản phẩm đầu tiên sang thị trường Hàn Quốc và đang hoàn thiện các bước thương lượng cuối cùng với đối tác để xuất khẩu chính ngạch qua thị trường Đức. Bên cạnh đó, chị Thắm cũng tìm hiểu, tiếp xúc với các thị trường mới như Thái Lan, Nhật Bản, Dubai và nhiều thị trường thuộc châu Âu.
H&P đang không ngừng tận dụng các cơ hội như Tuần lễ hàng Việt Nam tại Thái Lan, tham dự các hội chợ quốc tế tại Nhật Bản, Dubai để tiếp xúc khách hàng. Phương pháp của Công ty là đẩy mạnh thị trường xuất khẩu để chứng minh sản phẩm đạt chất lượng và đảm bảo các tiêu chuẩn xuất khẩu khắt khe.
“Bên cạnh việc thương thảo với đối tác để xuất khẩu chính ngạch, chúng tôi cũng bán lẻ ra thị trường quốc tế thông qua sàn giao dịch điện tử Amazon. Chúng tôi sẽ đi nhiều đường, tận dụng, nắm bắt tất cả các cơ hội dù lớn hay nhỏ để mở rộng thị trường”, nữ doanh nhân Đoàn Thị Hồng Thắm chia sẻ.
Để phục vụ mục tiêu trên, H&P đã đầu tư một nhà xưởng sản xuất đạt chứng nhận ISO 22000:2018, đồng thời liên kết với các hợp tác xã trồng rau, quả đạt chuẩn VietGAP để sản xuất. Từ khi thành lập tới nay, mỗi năm, H&P giữ được mức tăng trưởng khá ổn định khoảng 50%/năm. Tuy nhiên, cuối năm nay, nhờ việc xuất khẩu sản phẩm theo đường chính ngạch, H&P kỳ vọng có sự tăng trưởng đột phá trong doanh thu.
Sau khi phát triển được thị trường, mở rộng quy mô doanh nghiệp, chị Thắm cũng không quên mong muốn ban đầu của mình là hỗ trợ nông dân. Chị cho biết, mục tiêu trong tương lai gần của H&P là có thể bao tiêu đầu ra cho nông sản, hỗ trợ nông dân chuyển đổi canh tác theo hướng hữu cơ nhằm phát triển lâu dài, bền vững hơn cho địa phương.
-
Giúp khách hàng vượt qua thử thách và nắm bắt cơ hội mới -
Benoît Chaigneau, Nhà sáng lập Chu Ben Fish Sauce: Nâng tầm nước mắm Việt Nam -
Doanh nhân Phạm Quốc Anh, Tổng giám đốc CTCP Thiết kế Xây dựng và Phát triển Minimal: Khởi nghiệp từ nét vẽ tối giản -
Doanh nhân nữ không cô đơn trên hành trình chuyển đổi kép -
Hội Doanh nhân nữ tỉnh Thái Bình: Điểm tựa vững chắc của các doanh nhân nữ -
Doanh nhân Nguyễn Thúy Cải: Ba thập kỷ lan tỏa giá trị ẩm thực và tiệc cưới truyền thống -
Chu Văn Nam, nhà sáng lập thương hiệu Nada Oils: Tìm chỗ đứng trên thị trường tinh dầu
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 22/11 -
2 Thời gian vận hành chính thức tuyến metro số 1 TP.HCM -
3 Lập liên doanh phát triển công nghiệp đường sắt: Rõ dần phương hướng -
4 Công chức không ăn vài trăm năm mới mua được nhà, sao không mở rộng đất cho nhà ở xã hội? -
5 Làm rõ suất đầu tư Dự án cao tốc Quy Nhơn - Pleiku vốn 35.940 tỷ đồng
- Ký kết hợp tác chiến lược Vietnam Land và CaraWorld: Khai mở những cơ hội mới
- SeABank ưu đãi lãi suất 0% cho khách hàng vay mua căn hộ tại dự án Newtown Diamond
- Giải Golf ngành Nhôm - Kính - Cửa toàn quốc 2024: Hứa hẹn nhiều bất ngờ và trải nghiệm thú vị
- NAB Vietnam nhận giải thưởng “Doanh nghiệp xuất sắc châu Á” tại APEA 2024
- SeABank thông báo mời thầu
- Huawei Việt Nam chính thức khởi động cuộc thi ICT Competition 2024 - 2025