
-
Thúc động lực tăng trưởng đầu tư công
-
Hé lộ doanh nghiệp xin hoàn thiện cao tốc Bắc - Nam giai đoạn 1 bằng vốn PPP
-
Chỉ đạo mới của Chính phủ về Dự án đường sắt đô thị ga Hà Nội - Hoàng Mai
-
Sun Group được chấp thuận chủ trương đầu tư hãng hàng không Sun PhuQuoc Airways
-
TP.HCM chuẩn bị xây thêm “tổ” để đón “đại bàng” -
TP.HCM: Đề nghị rút một dự án nhà xưởng cao tầng khỏi chương trình kích cầu đầu tư
![]() |
Thứ trưởng Nguyễn Ngọc Đông cho biết, những vướng mắc về thủ tục từng có tại Bộ Tư pháp và Bộ Tài chính đã được giải quyết và Bộ Tài chính đã gửi giấy đề nghị giải ngân sang Ngân hàng Eximbank Trung Quốc nên “bây giờ phải chờ bên bạn”.
Theo ông Đông, trong số 13 đoàn tàu, tới nay đã có 9 đoàn về rồi, 4 đoàn đang trên đường. Dự kiến, trong tháng này hoặc tháng sau, dự án sẽ về đủ 13 đoàn tàu. Tuy nhiên, tiến độ toàn dự án chưa thể cải thiện một cách đột biến do vẫn còn vướng trong công tác lắp đặt các thiết bị ở ga. Bộ GTVT đang tiến hành rà soát mọi vấn đề và làm báo cáo trình Thủ tướng.
Với tình hình hiện nay, ông Đông nhận định, “khả năng phải quý III/2018 mới chạy thử và nỗ lực đưa vào khai thác trong năm 2018”. Tuy nhiên, tiến độ thực tế sẽ phụ thuộc rất nhiều vào tiến độ giải ngân bởi nếu trong tháng 12/2017 không giải ngân được thì lại phải lùi và nếu không có tiền chi trả thì đơn vị phân phối không chuyển tiếp thiết bị về nước.
Trước đó, Tổng thầu Trung Quốc của dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông đề xuất dời chạy thử kỹ thuật đến đầu tháng 9/2018; vận hành, khai thác thương mại vào tháng 11/2018.
Nguyên nhân chậm tiến độ vẫn do việc giải ngân khoản vay ưu đãi 250 triệu USD liên tục gặp vướng mắc. Đến nay, dự án hoàn thành 95% khối lượng xây lắp, các thiết bị được chuyển về Việt Nam đạt 60%, công tác lắp đặt hoàn thành 40%. Trong những tháng tới, các nhà thầu sẽ lắp đặt hệ thống thông tin tín hiệu, điện tử, hoàn thiện xây lắp các nhà ga.
Trao đổi với báo chí hồi tháng 10, ông Đường Hồng - Giám đốc điều hành dự án, Tổng thầu Trung Quốc - nói, nếu dự án không gặp trở ngại thì đến 1/4/2018 sẽ vận hành thử tàu chính thức trên toàn tuyến; khai thác thương mại sau đó 6 tháng tùy theo kết quả vận hành.
Tuy nhiên, do khó khăn về giải ngân vốn nên dự án không đạt được tiến độ đã đề ra và Tổng thầu đang nợ các nhà thầu Việt Nam hơn 600 tỷ đồng. Để đạt được tiến độ hiện nay, Tổng thầu Trung Quốc đã ứng vốn lưu động hơn 65 triệu USD để trả cho các nhà thầu.
Dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông có tổng mức đầu tư 552,86 triệu USD vào năm 2008. Trong đó, vốn vay Trung Quốc là 419 triệu USD, vốn đối ứng Việt Nam là 133,86 triệu USD.
Đến năm 2016, dự án được điều chỉnh tổng mức đầu tư là 868,04 triệu USD (tăng 315,18 triệu USD). Trong đó, phần vốn vay Trung Quốc là 669,62 triệu USD, vốn đối ứng Việt Nam là 198,42 triệu USD.

-
TP.HCM chuẩn bị xây thêm “tổ” để đón “đại bàng” -
TP.HCM: Đề nghị rút một dự án nhà xưởng cao tầng khỏi chương trình kích cầu đầu tư -
Gấp rút hoàn thiện thủ tục, phấn đấu khởi công Dự án Cảng Phù Cát trong tháng 8/2025 -
Kế hoạch đầu tư công trung hạn nhiệm kỳ tới: Dưới 3.000 dự án, bảo đảm không dàn trải -
LICOGI 13 đầu tư dự án khu công nghiệp 116 ha tại Quảng Trị -
Quảng Ngãi yêu cầu xử lý hàng chục dự án gây lãng phí đất đai -
Quảng Nam đề nghị tháo gỡ khó khăn, vướng mắc Dự án Thủy điện Sông Bung 3A
-
AgriS đồng hành cùng Chính phủ trong chiến lược đột phá nền kinh tế tư nhân và nông nghiệp công nghệ cao
-
Đổi mới sáng tạo trong hành động: Báo cáo chiến lược mới mở ra lộ trình phát triển thử nghiệm lâm sàng tại Việt Nam
-
Môi giới bất động sản tăng 30% khách tiềm năng nhờ công nghệ
-
Wink Hotels ra mắt căn hộ Wink Live© Serviced Residences tại Hải Phòng
-
Đổi mới sáng tạo - Động lực chiến lược nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Việt
-
Care For Việt Nam tiếp tục hành trình “Chăm em đủ chất”