Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Bảy, Ngày 23 tháng 11 năm 2024,
Đường sắt Sài Gòn, Hà Nội tiếp tục lỗ thê thảm quý thứ 6, thứ 7 liên tiếp
T.L - 16/07/2021 08:10
 
Công ty cổ phần vận tải Đường sắt Sài Gòn (UpCOM: SRT) và Công ty cổ phần Vận tải Đường sắt Hà Nội (UpCOM: HRT) vừa công bố báo cáo tài chính quý 2/2021 với những khoản lỗ nặng nề.
f
Vận tải đường sắt thua lỗ nặng nề

Quý 2/2021, doanh thu thuần bán hàng và cung cấp dịch vụ của SRT là 226 tỷ đồng, giảm 3,4% so với cùng kỳ. Do giá vốn hàng hóa giảm 4,3% so với cùng kỳ (224 tỷ đồng) nên lợi nhuận gộp bán hàng và cung cấp dịch vụ của công ty trong quý đạt 2,58 tỷ đồng, cải thiện mạnh so với khoản lỗ 9 tỷ đồng cùng kỳ năm ngoái.

Điểm sáng của công ty quý 2/2021 là chi phí đã giảm khá nhiều so với cùng kỳ năm ngoái. Cụ thể, chi phí quản lý doanh nghiệp chỉ còn 4,9 tỷ đồng, giảm 32% so với cùng kỳ; chi phí lãi vay là 12,2 tỷ đồng, giảm 14% so với cùng kỳ; Chi phí bán hàng là 12,2 tỷ đồng, giảm 8,7% so với cùng kỳ.

Mặc dù vậy, doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ thấp, doanh thu tài chính giảm 73% (chỉ đạt 107 tỷ đồng) trong khi chi phí lớn khiến lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh trong quý 2/2021 của công ty âm tới 26,5 tỷ đồng. 

Nhờ lợi nhuận khác đạt gần 3,6 tỷ đồng, khoản lỗ quý 2/2021 của công ty được thu hẹp về 22,9 tỷ đồng, ghi nhận quý thứ 6 liên tiếp lỗ nặng. Tuy nhiên, so với cùng kỳ năm ngoái, quý 2/2021, khoản lỗ của công ty đã giảm tới 45%.

Lũy kế 6 tháng,  doanh thu thuần và bán hàng và cung cấp dịch vụ của SRT chỉ đạt 516 tỷ đồng, giảm 25,5% so với cùng kỳ. Tuy nhiên, do giá vốn hàng hóa giảm tới 26% nên lợi nhuận gộp từ bán hàng và cung cấp dịch vụ của công ty đạt 9,5 tỷ đồng, vẫn tăng 15,8% so với cùng kỳ năm ngoái.

Sau ghi nhận khoản lãi khác 26 tỷ đồng và trừ các chi phí, công ty ghi nhận khoản lỗ sau thuế 26,3 tỷ đồng trong 6 tháng đầu năm, giảm lỗ 60% so với cùng kỳ năm ngoái (6 tháng đầu năm 2020 lỗ 59,2 tỷ đồng).

Tại thời điểm 30/6/2021,  công ty ghi nhận lỗ lũy kế 277 tỷ đồng, tăng 9,5% so với đầu năm. Tổng tài sản của công ty đạt 1.370 tỷ đồng, giảm 3,86% so với đầu năm, trong đó tài sản ngắn hạn  2,6%, tài sản dài hạn giảm 4%. Vốn chủ sở hữu của công ty tại ngày 30/6/2021 là  227 tỷ đồng, giảm 9,5% so với đầu năm.

Tương tự, báo cáo tài chính của Công ty cổ phần Vận tải Đường sắt Hà Nội (UpCOM: HRT) cũng ghi nhận quý thứ 7 liên tiếp thua lỗ nặng. 

Cụ thể, trong quý 2/2021, doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ của HRRT chỉ đạt 395 tỷ đồng, giảm hơn 50% so với cùng kỳ năm ngoái. Do giá vốn hàng hóa giảm mạnh so với cùng kỳ nên lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ của công ty vẫn đạt 13,4 tỷ đồng, tăng 396% so với cùng kỳ năm ngoái.

Mặc dù lợi nhuận gộp cải thiện mạnh và công ty giảm mạnh chi phí hoạt động (chi phí quản lý doanh nghiệp giảm 60%, chi phí bán hàng giảm 53%, chi phí lãi vay giảm 48%) song vẫn không bù đắp được sự sụt giảm của doanh thu. Sau thuế, công ty ghi nhận khoản lỗ 15,3 tỷ đồng quý 2/2021 - quý thứ 7 liên tiếp lỗ nặng. Tuy nhiên, mức lỗ của quý 2/2021 đã giảm gần 80% s với cùng kỳ năm ngoái (lỗ 75,6 tỷ đồng).

Lũy kế 6 tháng, đường sắt Hà Nội ghi nhận lỗ 58,7 tỷ đồng, giảm 36,7% so với cùng kỳ năm ngoái. Lỗ lũy kế đến 30/6/2021 là 342,8 tỷ đồng, tăng 28,3% so với đầu năm. Tổng tài sản của công ty đạt 1.513 tỷ đồng, giảm 6,5% so với cùng kỳ. 

Không chỉ SRT, HRT mà các công ty vận tải đường sắt cũng như Tổng Công ty đường sắt Việt Nam hoạt động ngày càng kém hiệu quả, Covid 19 xảy ra khiến ngành này thua lỗ nặng nề.

Mới đây, Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam đã đề xuất Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp vay 800 tỉ đồng không tính lãi nhằm tránh nguy cơ dừng hoạt động do kinh doanh thua lỗ vì ảnh hưởng dịch Covid-19.

Trong báo cáo gửi Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp, VNR cho biết năm 2020, hoạt động sản xuất - kinh doanh của tổng công ty chịu tác động nghiêm trọng bởi dịch Covid-19 và việc triển khai thi công gói đầu tư 7.000 tỉ đồng tuyến đường sắt Bắc - Nam. Mặt khác, do ảnh hưởng nặng nề của đợt bão lũ tại miền Trung vào tháng 11 và 12-2020 nên sản lượng, doanh thu sụt giảm nghiêm trọng, chỉ bằng 81% so với năm 2019 và lỗ 1.300 tỉ đồng. Sang năm 2021, hoạt động sản xuất - kinh doanh tiếp tục ảnh hưởng bởi các khó khăn trên. Sáu tháng đầu năm, doanh thu của VNR ước đạt 77% cùng kỳ năm 2020 và bằng 53% năm 2019 khi chưa có dịch Covid-19. Dự kiến năm 2021, VNR lỗ 942 tỉ đồng.

Cùng với kiến nghị được vay ưu đãi, VNR cũng kiến nghị có các chính sách hỗ trợ cho 13.000 lao động khối vận tải đang bị mất việc và thiếu việc làm vì dịch Covid-19.

Mới chỉ có 13 nhân viên đường sắt tiêm đủ 2 liều vaccine phòng Covid-19
Tổng công ty Đường sắt Việt Nam đề nghị các địa phương tạo điều kiện hỗ trợ, ưu tiên tiêm vaccine cho nhân viên tuyến đầu của ngành...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư