Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Bảy, Ngày 23 tháng 11 năm 2024,
Đường ven sông Sài Gòn kết nối TP.HCM với các tỉnh dự kiến từ 4-8 làn xe
Lê Quân - 12/08/2023 07:24
 
Tuyến đường ven sông Sài Gòn có thể xây dựng từ 4-8 làn xe tùy theo khu vực. Khi có tuyến đường ven sông kết hợp với các tuyến đường thủy thì rất có tiềm năng phát triển kinh tế và du lịch…

Ngày 11/8, ông Trần Quang Lâm, Giám đốc Sở GTVT TP.HCM đã thông tin về một số dự án giao thông mới mà Thành phố dự kiến triển khai trong thời gian tới.

Ông Lâm cho biết, tại cuộc họp diễn ra mới đây giữa các tỉnh trong vùng Đông Nam Bộ đều thống nhất nghiên cứu quy hoạch xây dựng tuyến đường bám dọc theo bờ sông Sài Gòn.

Tại TP.HCM đã hình thành những đoạn đường ven sông qua khu đô thị nhưng chưa liên tục. Vì vậy, Thành phố đang rà soát tổng thể dọc tuyến sông Sài Gòn trên địa bàn Thành phố kể cả những đoạn ở Củ Chi và Nhà Bè.

nh
Sông Sài Gòn một số đoạn hiện không có đường hai bên. Trong ảnh là sông Sài Gòn đoạn chảy qua TP. Thủ Đức - Ảnh: Anh Quân

Ông Lâm nhận định, không gian ven sông Sài Gòn có thể quy hoạch xây dựng thành tuyến đường từ 4-8 làn xe tùy theo khu vực. Đặc biệt là đoạn từ Mũi Đèn Đỏ (huyện Nhà Bè) đến cầu Khánh Hội (quận 4), dọc hai bên sông Sài Gòn đoạn này có tiềm năng rất lớn, khi di dời khu cảng Nhà Rồng Khánh Hội thì hình thành đường ven sông để phát triển dịch vụ đô thị, thương mại, logistics và hình thành một số cảng bến thủy, cảng quốc tế.

Sau khi rà soát, TP.HCM sẽ thống nhất với các tỉnh trong vùng Đông Nam Bộ bổ sung vào quy hoạch chung rồi tính toán nguồn lực triển khai đoạn nào làm trước, đoạn nào làm sau, đoạn nào làm bằng vốn ngân sách...

“Dự kiến, đoạn từ TP.HCM đến Bình Dương sẽ được ưu tiên triển khai trước, các vị trí khác như từ Củ Chi đến Tây Ninh khi phát triển các dự án đô thị thì cũng có thể làm ngay” ông Lâm nhấn mạnh.

Theo nhận định của Giám đốc Sở GTVT TP.HCM, tuyến đường ven sông Sài Gòn trong tương lai nếu kết hợp với đường Vành đai 3, Vành đai 4, cao tốc TP.HCM- Mộc Bài, cùng các tuyến đường thủy thì rất có tiềm năng phát triển kinh tế và du lịch…

Sông Sài Gòn bắt đầu từ Rạch Chàm, huyện Lộc Ninh, tỉnh Bình Phước rồi chảy qua tỉnh Tây Ninh, Bình Dương và TP.HCM trước khi hợp lưu với sông Đồng Nai tại ranh giới giữa tỉnh Đồng Nai và TP.HCM để đổ ra biển. Sông có chiều dài 256 km, trong đó đoạn chảy qua địa phận TP.HCM khoảng 80 km.
Bất động sản ven sông Sài Gòn đắt khách
10 năm trở lại đây, các tòa nhà cao tầng mọc như nấm sau mưa tại TP.HCM. Ðằng sau vẻ hào nhoáng, hiện đại là cảm giác chật chội, ít mảng xanh,...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư