-
Tháng 12/2024 ghi nhận số doanh nghiệp trở lại thị trường tăng đáng kể -
TP.HCM vinh danh 29 doanh nghiệp đạt giải thưởng Thương hiệu Vàng năm 2024 -
Việt Nam vào top 15 nền kinh tế lớn châu Á: Doanh nghiệp muốn nắm cơ hội “ngàn năm có một” -
Doanh nghiệp hãy giữ tâm thế tích cực, hành động đủ nhanh -
Chubb Life Việt Nam được vinh danh tại chương trình “Mùa xuân cho em” lần thứ 18 -
Năm 2026, hoàn thành cơ sở dữ liệu của 5 ngành sản xuất nội địa
Xuất khẩu thép Việt sang một số thị trường lớn trong năm 2023 có nhiều khởi sắc.
Theo Báo cáo Xuất nhập khẩu 2023, oim ngạch xuất khẩu thép năm 2023 đạt 11,1 triệu tấn, trị giá 8,35 tỷ USD, tăng 32,6% về lượng và 4,5% về trị giá so với năm 2022.
Năm 2023, giá thép xuất khẩu không biến động quá nhiều so với năm 2022, với biên độ giao động thấp. Cụ thể, giá thép xuất khẩu trung bình của Việt Nam ở mức khoảng 700 USD/tấn.
Các thị trường xuất khẩu chính của sắt thép Việt Nam đứng đầu là thị trường ASEAN đạt 3,5 triệu tấn, trị giá 2,4 tỷ USD, giảm 1,1% về lượng và giảm 17,1% về trị giá so với năm trước (xuất khẩu thép sang khu vực ASEAN chiếm tỷ trọng 28,62% xuất khẩu toàn ngành).
Thị trường EU đứng thứ hai, đạt 2,55 triệu tấn, trị giá 1,89 tỷ USD, tăng 86,2% về lượng và 29,0% về trị giá.
EU đã nhập 2,55 triệu tấn thép, trị giá 1,89 tỷ USD từ các nhà cung ứng Việt trong năm 2023. |
Xuất khẩu thép các loại sang Hoa Kỳ đạt 1,08 triệu tấn, trị giá 851,9 triệu USD, tăng 58,8% về lượng và 1,2% về trị giá so với năm trước.
Đặc biệt, xuất khẩu sang Ấn Độ tăng trưởng ấn tượng với 967,6 nghìn tấn, trị giá đạt 715,2 triệu USD, tăng 416,6% về lượng và 319,3% về trị giá so với năm trước. Xuất khẩu sắt thép sang thị trường Anh đạt 212,6 nghìn tấn, trị giá đạt 181,6 triệu USD, tăng 70,3% về lượng và 16,6% về trị giá.
Tuy nhiên, xuất khẩu sang Trung Quốc tiếp tục giảm và chỉ đạt 5,58 nghìn tấn, tương đương 8,7 triệu USD, giảm 94,4% về lượng và 86,6% về trị giá.
Các mặt hàng thép xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam năm 2023 có thép cuộn, thép mạ kẽm, thép thanh, thép tấm và thép mạ màu,...
Trong đó, thép cuộn có lượng xuất khẩu lớn nhất, đạt 4,2 triệu tấn, trị giá 2,6 tỷ USD, chiếm 37,9% tổng lượng xuất khẩu thép của Việt Nam, tăng 92,3% về lượng và tăng 57,4% về kim ngạch so với năm 2022.
Việt Nam xuất khẩu nhiều thép cuộn, thép mạ kẽm, thép thanh, thép tấm. |
Xuất khẩu thép mạ kẽm đạt 1,76 triệu tấn, trị giá đạt 1,45 tỷ USD, tăng 25,1% về lượng nhưng giảm 4,8% về trị giá.
Đơn hàng xuất khẩu thép từ đầu năm đến nay duy trì đà phục hồi tốt. Theo Bộ Công thương, 4 tháng đầu năm, xuất khẩu thép thu về hơn 3 tỷ USD với hơn 4 triệu tấn, tăng 25,8% về lượng và tăng 20,7% về trị giá so với cùng kỳ năm 2023.
Xuất khẩu của Việt Nam khởi sắc ngay từ đầu năm, cho thấy tín hiệu khả quan về ngành thép trong năm 2024.
-
Việt Nam vào top 15 nền kinh tế lớn châu Á: Doanh nghiệp muốn nắm cơ hội “ngàn năm có một” -
Doanh nghiệp hãy giữ tâm thế tích cực, hành động đủ nhanh -
Chubb Life Việt Nam được vinh danh tại chương trình “Mùa xuân cho em” lần thứ 18 -
Năm 2026, hoàn thành cơ sở dữ liệu của 5 ngành sản xuất nội địa -
Tôn vinh 37 hiệp hội, doanh nghiệp tiêu biểu trong hoạt động xuất nhập khẩu năm 2024 -
TKV đặt mục tiêu đạt lợi nhuận 3.400 tỷ đồng -
Khu công nghiệp Liên Hà Thái: Những đích đến đang về cùng mùa xuân
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 5/1 -
2 TP.HCM cần trên 4,4 triệu tỷ đồng đầu tư các dự án theo quy hoạch -
3 Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng: Cơ hội vàng để Việt Nam đón nguồn lực tài chính dịch chuyển -
4 Lãi suất dự báo đi ngang trong năm 2025 -
5 Đề xuất bổ sung Sân bay Gia Bình vốn 31.300 tỷ đồng vào quy hoạch cảng hàng không, sân bay toàn quốc
- Ký kết hợp tác DIC Resco - MS Real: Khởi đầu định hướng chiến lược mang tầm nhìn dài hạn
- GREENFEED và hành trình nỗ lực kiến tạo nền nông nghiệp bền vững
- Nâng cao chất lượng chăm sóc sức khoẻ cộng đồng - Cần một hợp tác toàn diện
- 1Business - Chìa khóa vàng trong quản trị doanh nghiệp thời đại số
- La Queenara Hội An: Bí quyết đầu tư khách sạn tạo dòng tiền
- Petrocons thông báo Danh mục thoái vốn tại các đơn vị doanh nghiệp (Kỳ 3)