Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Sáu, Ngày 10 tháng 01 năm 2025,
EU hy vọng thống nhất thỏa thuận cấm vận dầu mỏ Nga trong vài ngày tới
Lê Quân - 25/05/2022 11:37
 
Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen phát biểu trên đài CNBC hôm 24/5 rằng bà hy vọng sẽ thống nhất được thỏa thuận cấm vận dầu mỏ của Nga trong những ngày tới.
Đầu tháng 5/2022, EU đề xuất cấm vận dầu mỏ của Nga trong vòng 6 tháng tới. Ảnh: AFP
Đầu tháng 5/2022, EU đề xuất cấm vận dầu mỏ của Nga trong vòng 6 tháng tới. Ảnh: AFP

Liên minh châu Âu (EU) đã "mắc kẹt" với lệnh cấm vận dầu mỏ của Nga trong vài tuần qua khi một số quốc gia thành viên như Hungary, Slovakia và Cộng hòa Séc ngăn cản việc thực hiện lệnh cấm. Trong khi đó, bất kỳ biện pháp trừng phạt nào do EU đưa ra đều cần phải có sự chấp thuận của tất cả các quốc gia thành viên thì mới có thể thực hiện.

"Tôi hy vọng chúng tôi sẽ bàn thảo về (lệnh cấm vận dầu mỏ đối với Nga - BTV) trong những ngày tới. Vì vậy, những gì chúng tôi đang xem xét là một hoặc hai quốc gia thành viên không giáp biển, nên họ không có dầu mỏ dẫn qua biển và cần các giải pháp thay thế về đường ống và trong các nhà máy lọc dầu, và ở đó chúng tôi đang cố gắng tìm giải pháp", Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen nêu tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF).

"Chúng tôi đang làm việc rất tích cực để thúc đẩy lệnh cấm vận dầu mỏ đối với Nga", bà Ursula von der Leyen nói thêm.

Tháng trước, EU đã quyết định cấm vận khẩu khẩu than của Nga, nhưng các nỗ lực áp đặt các hạn chế đối với dầu mỏ Nga chưa thành đang cho thấy vấn đề phức tạp hơn nhiều. Các quốc gia châu Âu phụ thuộc nhiều vào nguồn cung nhiên liệu hóa thạch từ Nga nên họ lo ngại về tác động của lệnh cấm vận nhập khẩu dầu mỏ đến với phát triển kinh tế.

Hungary được cho là đang yêu cầu hỗ trợ tài chính khoảng 15 - 18 tỷ EUR (tương đương 16 - 19 tỷ USD) để có thể "dứt áo" với nguồn cung năng lượng của Nga. Quốc gia này cũng sẽ từ chối thảo luận về lệnh cấm vận dầu mỏ Nga tại cuộc họp của EU vào cuối tháng này.

Sự bế tắc trong áp đặt lệnh cấm vận dầu mỏ Nga đặt ra câu hỏi rằng liệu khối này có thể chấm dứt việc mua khí đốt tự nhiên của Nga, vốn là loại nhiên liệu hóa thạch chủ chốt mà EU nhập khẩu từ Nga.

An ninh năng lượng là mối quan tâm hàng đầu của nhiều chính trị gia châu Âu trong những tháng qua. Đặc biệt, vấn đề càng trở nên cấp bách sau khi Nga mở chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine.

Phát biểu tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới hôm 24/5, Chủ tịch Ủy ban châu Âu cho rằng "chúng ta đang chứng kiến cách Nga vũ khí hóa các nguồn cung năng lượng của mình".

Điện Kremlin đã yêu cầu "các quốc gia không thân thiện" chẳng hạn như các nước EU, phải thanh toán khí đốt từ Nga bằng đồng rúp. Gần đây, Nga đã ngừng cung cấp khí đốt cho Ba Lan và Bulgaria sau khi hai quốc gia thành viên EU này từ chối thanh toán khí đốt bằng đồng rúp.

Trong những ngày gần đây, truyền thông thế giới đưa tin rằng phương Tây muốn thu giữ tài sản của Nga để tài trợ cho các nỗ lực tái thiết Ukraine.

Nhà ngoại giao hàng đầu của EU, ông Josep Borrell, là một trong những quan chức EU thể hiện rõ ý định muốn sử dụng tài sản dự trữ của Nga đang bị "đóng băng" cho mục đích tái thiết Ukraine. Về vấn đề này, Chủ tịch Ủy ban châu Âu cho biết nhóm công tác pháp lý của EU đã vào cuộc.

"Trên thế giới có cảm giác rằng Nga cũng nên tham gia vào nỗ lực tái thiết đó và chúng tôi đang xem xét cách thức và công cụ pháp lý để thu giữ một phần tài sản của các nhà tài phiệt Nga, tùy thuộc vào vai trò của họ, và của chính quyền Nga", bà Ursula von der Leyen cho biết.

Các ngân hàng châu Âu thiệt hại lớn khi rút khỏi thị trường Nga
Quyết định rút khỏi thị trường Nga liên quan đến những lệnh trừng phạt của phương Tây đã xóa sổ hàng tỷ USD doanh thu của các ngân hàng lớn.
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư