Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Năm, Ngày 28 tháng 03 năm 2024,
EuroCham: Đây là cơ hội cộng đồng quốc tế thấy rõ Việt Nam là điểm đến an toàn
Khánh Linh - 04/03/2020 11:57
 
EuroCham đã trực tiếp gửi Thủ tướng Chính phủ để Nguyễn Xuân Phúc các đề xuất liên quan đến các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp tại Việt Nam trong ảnh hưởng của dịch Covid-19. Có 3 kiến nghị cụ thể.
.
 EuroCham kiến nghị mở rộng chính sách miễn thị thực 30 ngày cho tất cả quốc gia thành viên Liên minh châu Âu. Ảnh: Internet

Thư kiến nghị do ông Nicolas Audier, Chủ tịch, thay mặt EuroCham tại Việt Nam và Ban lãnh đạo và ông Martin Koerner, Chủ tịch, Tiểu ban Du lịch – Nhà hàng – Khách sạn thuộc EuroCham cùng ký.

Thứ nhất, EuroCham kiến nghị cân nhắc mở rộng chính sách miễn thị thực 30 ngày cho tất cả quốc gia thành viên EU, bên cạnh một số thị trường ổn định khác như Anh, Thụy Sỹ, Australia, NewZealand, Canada và Thổ Nhĩ Kỳ.

“Chính sách mở rộng miễn thị thực này nên được áp dụng trong 18 tháng”, EuroCham đề nghị.

Kéo dài thời gian áp dụng miễn thị thực đã được công bố và miễn mới lên tới 5 năm.

Kéo dài thời hạn miễn thị thực từ 15 đến 30 ngày, cho phép khách du lịch lưu trú lâu hơn để tăng tính cạnh tranh của ngành du lịch Việt Nam. Hiệp hội này lý giải, quyết định này sẽ giúp tăng thêm chi tiêu của khách du lịch tại Việt Nam.

EuroCham cũng đề nghị cân nhắc cho phép 1 lần trở lại trong vòng 30 ngày miễn thị thực để tạo cơ hội cho các tour du lịch đa quốc gia.

Thứ hai, giảm thuế giá trị gia tăng cho du lịch từ 10% xuống 5%, cho phép chậm nộp thuế từ 6 lên 12 tháng mà không xử phạt.

Thứ ba, quảng bá và tiếp thị tại châu Âu là giải pháp EuroCham cho rằng cần phải tích cực và chủ động hơn.

“Việt Nam nên hợp tác chặt chẽ với các hãng hàng không, đại lý lữ hành và khách sạn tổ chức tour cho nhà báo, phóng viên đến thăm Việt Nam, các chuyến thăm thực địa (FAM trip) cho một số đại lý lữ hành chính yếu và quảng cáo theo hình thức roadshow”, EuroCham viết trong thư gửi Thủ tướng Chính phủ.

Theo quan điểm của Hiệp hội này, các giải pháp trên sẽ giúp giải quyết lập tức và hiệu quả các vấn đề của doanh nghiệp thành viên, cũng như của ngành du lịch Việt Nam.

“Dịch có thể chưa được cải thiện nhưng chúng tôi muốn nhấn mạnh đến cơ hội để cộng đồng quốc tế biết rằng, Việt Nam là một điểm đến du lịch an toàn nhờ vào những biến pháp ứng phó hữu hiệu của Chính phủ",

Trong thư gửi Thủ tướng Chính phủ, Tiểu ban Du lịch – Nhà hàng – Khách sạn thuộc EuroCham đã nhắc tới thiệt hại hàng tỷ USD từ ngành du lịch, bao gồm cả các doanh nghiệp khách sạn, dại lỹ lữ hành, hàng không... 

Tuy nhiên, các thành viên của EuroCham cũng cho biết, thị trường khách hàng châu Âu có ảnh hưởng ít hơn, với mức sụt giảm đặt buồng dưới 20%. EuroCham cho rằng, các giải pháp mà họ đề nghị nhằm tăng cường nhu cầu từ thị trường EU, đồng thời cũng để góp phần đa dạng hóa thị trường, giúp du lịch Việt Nam bớt được sự phụ thuộc vào số ít khách hàng.

Khách du lịch quốc tế: Châu Á giảm, châu Âu tăng
Trong khi khách du lịch quốc tế từ châu Á đến Việt Nam giảm khá mạnh trong tháng Hai, thì ngược lại, khách từ châu Âu, từ châu Phi vẫn tăng khá...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư