
-
Tổng Bí thư Tô Lâm: Đà Nẵng hiện thực hóa khát vọng, trở thành cực tăng trưởng của Việt Nam
-
Đã Nẵng: Nửa thế kỷ đồng hành cùng dân tộc
-
Trình UNESCO đưa "Võ cổ truyền Bình Định" vào danh sách Di sản văn hoá phi vật thể của nhân loại
-
Tăng thuế rượu, bia, thuốc lá không nhằm tăng thu ngân sách
-
Tổng Bí thư Tô Lâm trao Huân chương lao động hạng Nhất cho thành phố Đà Nẵng -
Ghi nhận 586 cụm đèn và 6.962 biển báo hiệu bất cập trên các tuyến đường bộ
Theo đó, kim ngạch trao đổi thương mại giữa Việt Nam - EU đạt 68,4 tỷ USD trong năm 2024, trong đó kim ngạch xuất khẩu tăng gần 47,5% (2020-2024). EVFTA góp phần đưa EU lên vị trí thứ 6 trong số các nhà đầu tư FDI nhiều nhất vào Việt Nam.
Hiệp định này còn tạo cơ hội cho các doanh nghiệp EU tiếp cận Việt Nam - một nền kinh tế năng động đang phát triển mạnh mẽ và dân số gần 100 triệu dân. Tuy nhiên, vẫn cần nhiều nỗ lực để khai thác hết những cơ hội tiềm ẩn.
![]() |
Hướng tới kỷ niệm 35 năm quan hệ ngoại giao, Việt Nam và EU đã nhất trí phối hợp để nâng cấp quan hệ song phương. Ảnh NBG |
Kết quả 4 năm triển khai: Thành tựu - thách thức đan xen
Qua 4 năm, EVFTA đã tạo tác động tích cực đến thương mại Việt Nam - EU. Tính đến nay, Việt Nam hiện là đối tác thương mại lớn nhất của EU trong khu vực ASEAN. Tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 51,8 tỷ USD năm 2024 với các ngành hàng chủ lực như thủy sản, dệt may và da giày. Các ngành hàng này đã tận dụng tốt ưu đãi thuế quan tốt để mở rộng thị phần tại EU. Tuy nhiên tỷ trọng của thị trường này vẫn ở mức khiêm tốn, với tăng trưởng ở mức 13,19% vào năm 2024. Đồng thời, Việt Nam đã nhập khẩu từ EU 16,6 tỷ USD năm 2024, bao gồm các thiết bị y tế, dược phẩm và công nghệ tiên tiến, góp phần nâng cao năng lực sản xuất trong nước.
![]() |
Cán cân thương mại song phương Việt Nam - EU giai đoạn 2014 - 2024. Nguồn: Báo cáo CIEM |
EVFTA còn thúc đẩy dòng vốn đầu tư trực tiếp từ EU. Dòng vốn đầu tư từ EU vào Việt Nam tiếp tục duy trì xu hướng tích cực đến năm 2024. Tính đến cuối 2024, tổng vốn đăng ký FDI từ EU vẫn duy trì mức cao, tập trung vào lĩnh vực công nghệ·cao, năng lượng tái tạo, dược phẩm, và logistics. Một số dự án tiêu biểu gồm Lego (1 tỷ USD), Bosch (340 triệu USD), và BW Industrial (100 triệu USD).
![]() |
Tổng số vốn đầu tư của các nước EU vào Việt Nam tính đến tháng 12/2024. Nguồn: GIZ |
Tuy nhiên, sự tăng trưởng cũng đi kèm với những chi phí nhất định. Việc cắt giảm thuế nhập khẩu đối với hàng hóa EU khiến nguồn thu thuế nhập khẩu giảm từ 8.833 tỷ đồng (2021) xuống 7.707 tỷ đồng (2023). Thuế Giá trị gia tăng (VAT) và Thuế Tiêu thụ đặc biệt (TTĐB) cũng giảm nhẹ. Tuy nhiên, về dài hạn, sự gia tăng trong thương mại và đầu tư dự kiến sẽ thúc đẩy tăng thu từ VAT và TTĐB (do nhu cầu tiêu dùng cao hơn), Thuế Thu nhập doanh nghiệp (do lợi nhuận doanh nghiệp tăng) và Thuế Thu nhập cá nhân (do việc làm mới được tạo ra và mức lương cao hơn).
EVFTA đánh dấu sự thay đổi chiến lược trong chính sách thu ngân sách của Việt Nam: thay vì phụ thuộc vào thuế nhập khẩu/xuất khẩu, dễ bị tác động bởi biến động thương mại quốc tế, việc mở rộng cơ sở thu thuế từ VAT, Thuế TTĐB, Thuế Thu nhập doanh nghiệp và Thuế Thu nhập cá nhân sẽ giúp hệ thống thu ngân sách ổn định, bền vững hơn.
Tận dụng lợi ích từ EVFTA: Những thách thức còn tồn tại
Dù EVFTA mang lại nhiều cơ hội, nhiều doanh nghiệp nhỏ và vừa (SMEs) Việt Nam vẫn gặp khó khăn trong việc hiểu và tận dụng các ưu đãi. Tỷ lệ tận dụng ưu đãi thuế EVFTA đã tăng từ 14,8% (2020) lên 42,5% (2023); tuy nhiên, mức này vẫn thấp hơn so với một số hiệp định thương mại khác.
Một trong những điểm đột phá của EVFTA là cam kết loại bỏ gần 100% dòng thuế nhập khẩu với lộ trình tối đa 10 năm nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh cho cả hai bên. Đối với doanh nghiệp châu Âu, các rào cản pháp lý và việc chưa tuân thủ đầy đủ các tiêu chuẩn quốc tế vẫn gây nhiều thách thức trong quá trình thực thi hiệp định, làm giảm tính hấp dẫn của EVFTA và hạn chế khả năng khai thác thị trường Việt Nam. Với các doanh nghiệp Việt Nam, dù chính sách thuế đã được cải thiện, quá trình thực thi tại địa phương vẫn tồn tại nhiều bất cập, đặc biệt trong thủ tục hành chính và hải quan.
Để hỗ trợ Bộ Tài chính, dự án “Tăng cường quản lý tài chính công tại Việt Nam”, do Liên minh châu Âu và Chính phủ Đức đồng tài trợ, thông qua GIZ đã triển khai chuỗi hoạt động hỗ trợ kỹ thuật, bao gồm nghiên cứu đánh giá tình hình thực hiện 3 năm EVFTA, phân tích các tác động đối với hoạt động xuất nhập khẩu và số thu ngân sách, tổ chức các chuyến công tác thực địa tại các Cục Hải quan trọng điểm nhằm nhận diện những vướng mắc tại cơ sở và cung cấp thông tin về các điều chỉnh chính sách.
Tối ưu hóa lợi ích từ EVFTA: Con đường phía trước
Để tận dụng tối đa tiềm năng của Hiệp định EVFTA, Việt Nam cần tập trung vào ba trụ cột chính: cải cách hành chính, tăng cường năng lực quản lý hải quan, và nâng cao nhận thức doanh nghiệp.
Thứ nhất, số hóa quy trình chứng nhận xuất xứ là ưu tiên hàng đầu. Điều này đòi hỏi thiết lập kênh trao đổi thông tin liên tục giữa các bên, tạo điều kiện thuận lợi cho việc xác minh xuất xứ và đảm bảo tính chính xác của thông tin từ nhà cung cấp.
Thứ hai, về quản lý hải quan, cần triển khai đồng bộ các giải pháp bao gồm theo dõi chặt chẽ số liệu xuất nhập khẩu, kiểm soát chuyển tải hàng hóa để ngăn chặn gian lận xuất xứ và tăng cường năng lực cho đội ngũ hải quan. Đặc biệt, cần xây dựng cơ chế hợp tác thông tin với EU về xuất xứ hàng hóa để đảm bảo tính minh bạch.
Thứ ba, các doanh nghiệp vừa và nhỏ cần được hỗ trợ tích cực hơn trong việc tiếp cận thông tin và tận dụng ưu đãi từ EVFTA. Bộ Tài chính đóng vai trò quan trọng trong việc tổ chức các chương trình đào tạo, tọa đàm chuyên sâu về hiệp định.
Song song đó, việc hoàn thiện khung pháp lý về thuế xuất nhập khẩu, và công nhận tiêu chuẩn quốc tế, sẽ tạo môi trường thuận lợi cho doanh nghiệp EU tiếp cận thị trường Việt Nam, đồng thời thúc đẩy hợp tác công - tư trong các lĩnh vực then chốt như công nghiệp hỗ trợ và năng lượng tái tạo.
EVFTA không chỉ đơn thuần là một hiệp định thương mại mà còn là nền tảng cho quan hệ đối tác chiến lược Việt Nam - EU. Với cam kết mạnh mẽ từ các bên liên quan, hiệp định này sẽ là động lực quan trọng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bền vững dựa vào tăng trưởng thương mại, đầu tư, cơ sở thu ngân sách mở rộng và ổn định cho cả hai bên trong tương lai.

-
Tổng Bí thư Tô Lâm trao Huân chương lao động hạng Nhất cho thành phố Đà Nẵng -
Ghi nhận 586 cụm đèn và 6.962 biển báo hiệu bất cập trên các tuyến đường bộ -
Cần giao KPI tăng trưởng kinh tế tư nhân cho từng địa phương -
Chủ tịch Hà Nội giao chỉ tiêu, nhiệm vụ, giải pháp đột phá cho năm 2025 -
Ban hành Kế hoạch xây dựng dự án Bộ luật Hình sự (sửa đổi) -
Giải quyết dứt điểm mặt bằng dự án điện gió LIG - Hướng Hóa 1 trong tháng 4 -
TP.HCM xây dựng kế hoạch sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính các cấp
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 29/3
-
2 Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng: Cơ hội vàng để Việt Nam định vị trong chuỗi trung tâm tài chính toàn cầu
-
3 Ủng hộ ý tưởng lập khu thương mại tự do Bình Định
-
4 TS. Giản Tư Trung: Cải tổ chiến lược giáo dục quốc gia để chắp cánh cho kinh tế tư nhân
-
5 Bài học từ phát triển kinh tế tư nhân ở Trung Quốc
-
Tập đoàn Giáo dục Quốc tế KinderWorld khẳng định cam kết đầu tư vào tỉnh Đồng Nai
-
Đất nền trong KĐT tại thủ phủ công nghiệp hứa hẹn khả năng thanh khoản cao
-
Nhận diện chất lượng không khí - Nâng tầm sức khỏe với điều hòa Panasonic thế hệ mới
-
SeABank thông báo mời thầu
-
Công bố Top 10 Doanh nghiệp ESG Việt Nam Xanh 2025 ngành Dược phẩm - Thiết bị Y tế
-
Giảm chi phí đầu tư nhưng đảm bảo tính bền vững thực chất cho công trình xanh