
-
Hải Phòng đẩy mạnh thu hút đầu tư, phát triển công nghiệp công nghệ cao
-
Liên danh GELEXIMCO trúng thầu cao tốc Nam Định - Thái Bình vốn 19.784 tỷ đồng
-
Tầm nhìn chiến lược cho Trung tâm tài chính TP.HCM
-
TP.HCM đánh thức ”rồng xanh”
-
Hành trình từ vùng đất mới đến thành phố năng động nhất quốc gia -
Thủ tướng thúc tiến độ triển khai dự án đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng
Trong một nhận xét gửi tới cơ quan hữu trách, ông Đinh Quang Tri, Phó tổng giám đốc EVN cho hay, việc EVN muốn giữ lại hai nhà máy thủy điện Huội Quảng (520 MW) và Bản Chát (220 MW) thay vì chuyển về Genco 3 là bởi mối liên quan của hai nhà máy thủy điện này với Nhà máy Thủy điện Sơn La và Hòa Bình trong việc điều tiết hoạt động các hồ thủy điện trên cùng một lưu vực sông chính.
![]() | ||
Hiệu quả đầu tư tại hai dự án Huội Quảng và Bản Chát phải gắn với sản lượng điện gia tăng cho thủy điện Sơn La và Hòa Bình |
Theo thiết kế kỹ thuật được phê duyệt, Thủy điện Bản Chát có hồ chứa với dung tích lớn, trên 2,1 tỷ m3, trong đó dung tích hữu ích là 1,7 tỷ m3.
Đây cũng là hồ chứa bậc thang phía trên của Nhà máy Thủy điện Sơn La và Hòa Bình. Khi Thủy điện Bản Chát đi vào hoạt động, sản lượng điện hàng năm của Thủy điện Sơn La và Hòa Bình sẽ tăng thêm khoảng 388 triệu kWh; đồng thời tăng thêm khoảng 185 triệu kWh cho Dự án Thủy điện Huội Quảng sau khi đi vào vận hành.
Điều này có nghĩa Thủy điện Bản Chát sẽ tham gia điều tiết cho các công trình thủy điện đa mục tiêu phía dưới là Sơn La và Hòa Bình hiện đang thuộc EVN quản lý.
Trên thực tế, vào tháng 3/2013, EVN đã chủ đạo vận hành xả nước qua tràn ở hồ thủy điện Bản Chát để bổ sung 405 triệu m3 nước cho thủy điện Sơn La và Hòa Bình.
Vì vậy, việc Nhà máy Thủy điện Bản Chát và Huội Quảng không còn nằm trong EVN, mà thuộc quyền quản lý của Genco 3, thì sau này, việc Genco 3 sẽ tiến hành cổ phần hóa (như định hướng của Chính phủ) có thể ảnh hưởng đến việc điều tiết nước cho hai công trình thủy điện đa mục tiêu là Sơn La và Hòa Bình.
Mặt khác, hiệu quả đầu tư tại hai dự án Huội Quảng và Bản Chát phải gắn với sản lượng điện gia tăng cho thủy điện Sơn La và Hòa Bình với con số 388 triệu kWh điện mỗi năm. Nếu tính toán riêng biệt, thì giá thành của hai dự án thủy điện này rất cao.
Một vướng mắc khác mà EVN cũng đang gặp phải trong quá trình tái cơ cấu, tách hai dự án thủy điện Huội Quảng và Bản Chát về Genco 3 chính là sự không đồng tình của các bên cho vay.
Hiện các tổ chức nước ngoài cho vay vốn là AFD và China Eximbank không đồng ý chuyển giao chủ thế hợp đồng vay vốn từ EVN sang Genco 3 với hai dự án này.
Bởi vậy, EVN cũng đã chính thức đề nghị Bộ Công thương cho được giữ lại hai nhà máy thủy điện này, thay vì chuyển về Genco 3 như kế hoạch tái cơ cấu.
Thanh Hương

-
Việt Nam sẽ đóng vai trò ngày càng quan trọng trên trường quốc tế -
Hải Dương đẩy nhanh giải phóng mặt bằng, tạo mặt bằng sạch cho các khu công nghiệp -
Huế: Hợp long cầu vượt cửa biển Thuận An -
Hà Nội quyết chi gần 12.000 tỷ đồng cho dự án cầu Ngọc Hồi -
Sôi động những công trường cao tốc “không nghỉ” lễ -
Phê duyệt nhiệm vụ lập quy hoạch bảo quản, tu bổ Di tích quốc gia đặc biệt Thành cổ Quảng Trị -
Hành trình phát triển ấn tượng của Việt Nam và tầm nhìn sau 50 năm thống nhất
-
Công ty cổ phần Lương thực Thực phẩm Colusa - Miliket thông báo tìm kiếm địa điểm đầu tư (lần 3)
-
Chất lượng làm nên thương hiệu: Bí quyết phát triển sản phẩm của Orenda
-
Beyond Digital - Dấu ấn CMC tại sự kiện công nghệ lớn nhất Hàn Quốc
-
Công ty cổ phần Lương thực Thực phẩm Colusa - Miliket thông báo tìm kiếm địa điểm đầu tư (lần 2)
-
Acecook Việt Nam và hành trình 30 năm phát triển cùng đất nước
-
Bệnh viện Thuận Mỹ ITO Đồng Nai, thành viên Tập đoàn y khoa Hoàn Mỹ được vinh danh Doanh nghiệp phát triển vững mạnh 2025