-
CEO AFA Capital: Năm 2025 cần hết sức lưu ý tỷ giá -
Bán trên diện rộng, VN-Index giảm hơn 15 điểm trong phiên 10/1 -
Sắc xanh trở lại, lực cầu bắt đáy gia tăng khi VN-Index mất mức 1.240 điểm -
Chứng khoán Navibank (NVS) bị ngắt kết nối 13 phút với HNX trong phiên giao dịch đầu năm -
Đà Nẵng sẽ tổ chức Hội thảo “Phát triển Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam” -
Bình Định mới thoái được 0,01% vốn nhà nước tại Công ty cổ phần Khoáng sản Bình Định
Ảnh minh họa |
Cổ phiếu LEC tăng kịch trần 10 phiên
Trái với sự bi quan và bán tháo trên thị trường chứng khoán toàn cầu và Việt Nam, giá cổ phiếu LEC bất ngờ có chuỗi tăng 11 phiên liên tiếp và chưa có dấu hiệu ngừng. Trong đó, có tới 10 phiên, giá cổ phiếu này tăng kịch trần, phiên ngày 21/9 dù không tăng trần, nhưng cũng tăng tới 6,98% (biên độ trên sàn HoSE là 7%).
Giá cổ phiếu LEC tăng chủ yếu nhờ kỳ vọng về việc tái định giá tài sản là quỹ đất sắp triển khai dự án. Giới đầu tư kỳ vọng, việc triển khai Khu phức hợp EVN-Land Đà Nẵng giai đoạn II và mở bán trong thời gian tới sẽ sớm chuyển từ giá trị sổ sách sang giá thị trường và giúp tái định giá tài sản của EVNLand-Central so với mặt bằng giá hiện tại.
Theo tìm hiểu, EVNLand-Central được thành lập năm 2007, với 4 cổ đông sáng lập gồm Tập đoàn Điện lực Việt Nam, Tổng công ty Điện lực miền Trung, Công ty TNHH một thành viên Điện lực Đà Nẵng và Công ty cổ phần Điện lực Khánh. Trước thời điểm niêm yết tháng 6/2017, cơ cấu cổ đông lớn có sự pha loãng khi chỉ còn 3 cổ đông đều sở hữu 20,06% vốn điều lệ (gồm Công ty TNHH Lemony Hà Nội, Công ty TNHH một thành viên Đầu tư Phát triển và Xây dựng Việt Trung, Công ty TNHH Đầu tư Phát triển Đoàn Linh Gia).
Đáng lưu ý, ông Nguyễn Kháng Chiến, Chủ tịch HĐQT EVNLand-Central đồng thời là người đại diện pháp luật tại 3 công ty trên. Có thể thấy, bằng việc pha loãng cổ phiếu do phát hành riêng lẻ và chuyển nhượng cổ phần trước niêm yết, cơ cấu cổ đông của EVNLand-Central đã chuyển từ tay nhà nước sang tư nhân.
Trong số tài sản mà tiền thân doanh nghiệp nhà nước góp vốn thành lập, EVNLand-Central sở hữu 54 lô đất nền với diện tích 4.854,8 m2 tại khu vực Tây Bắc, TP. Đà Nẵng, đã bán hết từ năm 2016; Dự án Khu phức hợp EVN-Land Central Đà Nẵng giai đoạn I tại Lô A5, đường Phạm Văn Đồng, quận Sơn Trà, Đà Nẵng với diện tích 3.200 m2, đã bàn giao từ năm 2013; 10.466,3 m2 đất chuẩn bị triển khai Khu phức hợp EVN-Land Central Đà Nẵng giai đoạn II.
Tại Đại hội đồng cổ đông thường niên cuối tháng 6/2022, EVNLand-Central thông qua kế hoạch tiếp tục thực hiện các thủ tục để triển khai Khu phức hợp EVN-Land Đà Nẵng giai đoạn II. Với vị trí ở trung tâm TP. Đà Nẵng, giáp biển khoảng 500-650 m, giá trị quyền sử dụng đất tại Dự án đang cao hơn nhiều vốn hóa của EVNLand-Central.
Hiệu quả kinh doanh thấp trong nhiều năm
Trước khi cổ phiếu LEC bất ngờ tăng giá, kết quả kinh doanh lao dốc và không đáng kể của EVNLand-Central đã khiến cổ phiếu này giảm từ 33.500 đồng/cổ phiếu (ngày 4/7/2017) về 7.020 đồng/cổ phiếu (ngày 15/9/2022), tức giảm hơn 79% giá trị.
Theo dữ liệu trên iBoard của SSI, hiệu quả sử dụng tài sản (ROA) của EVNLand-Central rất thấp kể từ khi niêm yết tới nay: năm 2017 ghi nhận 3,05%, năm 2018 là 0,07%, năm 2019 âm 0,05%, năm 2020 ghi nhận 0,01%, năm 2021 là 0,26% và 6 tháng đầu năm 2022 chỉ 0,02%. Trong khi đó, ROA của cả ngành năm 2021 lên tới 6,07%.
Tính tới ngày 30/6/2022, EVNLand-Central chỉ còn sở hữu 3,02 tỷ đồng tiền mặt, chiếm 0,3% tổng tài sản. Trong khi đó, tài sản chủ yếu ghi nhận 737,7 tỷ đồng, chiếm 67,4% tổng tài sản; 119,6 tỷ đồng tài sản dở dang dài hạn chiếm 10,9% tổng tài sản.
Với tình hình hiện tại, để có vốn đối ứng triển khai Dự án Khu phức hợp EVN Land Central Đà Nẵng giai đoạn II, EVNLand-Central phải huy động vốn bên ngoài hoặc tăng vay nợ, phát hành thêm cổ phiếu mới. Thêm nữa, việc triển khai Dự án chưa đảm bảo Công ty có thể ghi nhận bức tranh khởi sắc ngay lập tức, mà phải chờ hiệu quả triển khai và bán hàng. Vì vậy, thời điểm hiện tại còn quá sớm để nhà đầu tư kỳ vọng Công ty sẽ thay đổi.
Ngoài ra, việc ông Nguyễn Kháng Chiến nắm quyền kiểm soát và thực hiện nhiều giao dịch liên quan, tài sản của EVNLand-Central nằm ở bên thứ 3 tiếp tục tăng thêm rủi ro cho nhà đầu tư bên ngoài về việc lợi nhuận các dự án tương lai có về toàn bộ Công ty, hay chỉ một phần nhỏ so với kỳ vọng của giới đầu tư.
-
Khi kế hoạch tăng vốn kéo giảm giá cổ phiếu -
Đón chờ mùa đại hội sôi động với nhóm cổ phiếu phân tán cổ đông -
Sắc xanh trở lại, lực cầu bắt đáy gia tăng khi VN-Index mất mức 1.240 điểm -
Chứng khoán Navibank (NVS) bị ngắt kết nối 13 phút với HNX trong phiên giao dịch đầu năm -
Cổ phiếu NLG “bốc hơi” 10% sau một tuần Nam Long hé lộ kế hoạch tăng vốn -
Đà Nẵng sẽ tổ chức Hội thảo “Phát triển Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam” -
Bình Định mới thoái được 0,01% vốn nhà nước tại Công ty cổ phần Khoáng sản Bình Định
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 11/1 -
2 Khởi động dự án trung tâm thương mại Aeon Mall 6.000 tỷ đồng tại Đồng Nai -
3 Đà Nẵng cấp chủ trương đầu tư 10 dự án mới, tổng vốn hơn 24.300 tỷ đồng -
4 Viêm phổi và cúm mùa lây lan nhanh -
5 Quốc hội quyết định những nội dung cấp bách để vừa tinh gọn bộ máy, vừa thúc đẩy tăng trưởng
- Lễ hội “Taste of Queensland 2025 “ thưởng thức bò Úc hảo hạng với ưu đãi hấp dẫn tại FujiMart
- Japfa Việt Nam lọt Top 10 công ty thức ăn chăn nuôi uy tín
- Ngân Tín Group tiếp tục vào Top 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam
- Newtown Diamond tại Đà Nẵng có gì thu hút nhà đầu tư mới?
- Agribank tiếp sức doanh nghiệp với 5 chương trình tín dụng ưu đãi đặc biệt năm 2025
- Cathay Life lọt Top Doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam