-
Nghi vấn về động cơ hồi sinh của game Flappy Bird -
Có gần 2,6 tỷ người trên thế giới chưa được tiếp cận với Internet -
Lùi thời hạn tắt sóng 2G Only đến ngày 16/10/2024 -
Hành trình "ăn gió, nằm sương, băng rừng nối sóng" của nhân viên VNPT -
Kiến nghị lùi thời hạn tắt sóng 2G -
Cảnh giác với lừa đảo trên mạng, kêu gọi từ thiện, ủng hộ đồng bào vùng lũ lụt
Tổng giám đốc Mark Zuckerberg của Facebook giới thiệu các tính năng của Facebook hồi năm 2012
Năm 2008, Mark Zuckerberg đã đặt ra những lý thuyết riêng của mình về việc mọi người chia sẻ nội dung trên Facebook. “Tôi cho rằng trong năm tới, mọi người sẽ chia sẻ nhiều thông tin gấp đôi so với năm nay và trong năm nữa, họ lại chia sẻ nhiều gấp đôi những gì đã chia sẻ trong năm trước”.
Báo New York Times của Mỹ đã gọi đó là “Định luật Zuckerberg”, một cách gọi tôn trọng đúng như với Định luật Moore của đồng sáng lập Intel Gordon Moore, khi ông nói: “Số lượng bóng bán dẫn được kết hợp trong chip sẽ tăng gấp đôi sau mỗi 24 tháng”.
Năm 2011, Zuckerberg lại khẳng định lý thuyết của mình về chia sẻ, nó vẫn đang tăng trưởng ở tỷ lệ cấp số nhân. Và Zuckerberg hoàn toàn đúng!
Vấn đề là sự tăng trưởng theo cấp số nhân này có thể không thực sự giúp gì cho Facebook. Với sự bùng nổ của các ứng dụng chia sẻ điện thoại di động chuyên dụng, “ngành công nghiệp chia sẻ thông tin” có thể sẽ phát triển theo những cách mà Zuckerberg chưa bao giờ nhìn ra.
Cụ thể, Facebook đang cố gắng nhồi nhét quá nhiều "chia sẻ" qua dịch vụ duy nhất của hãng. Trong khi đó, các ứng dụng như Snapchat, WhatsApp, WeChat, Line, Twitter và Instagram (mà Facebook đang sở hữu), đang tách rất rõ ràng từng nhóm người có các mục đích chia sẻ giống nhau chứ không phải một sự “hổ lốn” như Facebook.
Số lượng các chia sẻ mà Facebook cố nhồi nhét vào phần News Feed đang bắt đầu trở thành một vấn đề với Facebook. Hồi tháng 8/2013, Facebook tiết lộ rằng: “mỗi lần ai đó vào News Feed sẽ có trung bình 1.500 câu chuyện đến từ bạn bè, những người họ theo và các trang (Page) mà họ thích và hầu hết mọi người không có đủ thời gian để xem tất cả. Những câu chuyện này bao gồm mọi thứ từ ảnh cưới của bạn thân, đến món ăn mới của một nhà hàng”.
Facebook hiểu vấn đề của họ. Hãng đã có kế hoạch thiết kế lại và cung cấp cho người dùng nhiều kiểm soát hơn trong phần News Feed. Nhưng Facebook vẫn chưa biết làm thế nào để “vừa lòng” người dùng. Facebook cũng đang cố gắng để cho hiển thị những câu chuyện nào trên Facebook và cắt bớt những gì hãng cho là nội dung có chất lượng thấp.
Với các nhà phê bình, đây là bằng chứng cho thấy sản phẩm cốt lõi của Facebook - News Feed, đang bị “phá vỡ”. Hiện nay, do có quá nhiều nội dung xuất hiện trên News Feed nên người dùng rất dễ bỏ lỡ những thông tin quan trọng của bạn bè.
Nhưng theo như “Định luật Zuckerberg” thì chúng ta sẽ không bỏ bất cứ gì trên Facebook. Thay vào đó, chúng ta sẽ có nhiều hơn. Vào thời gian này năm tới, chúng ta sẽ có 3.000 thông tin mới, đường link, video, ảnh, cập nhật trạng thái trên phần News Feed. 1.500 thông tin mới đã khó xử lý, làm thế nào Facebook giải quyết nổi với 3.000 thông tin mới ồ ạt đổ xuống người dùng mỗi ngày?
Vấn đề News Feed cũng trở nên đặc biệt nghiêm trọng với Facebook trên di động. Trên máy tính, Facebook là một ứng dụng lớn, độc quyền song cũng đang gặp nhiều khó khăn như trên. Trong khi đó, trên điện thoại, người dùng sẽ rất dễ dàng “chán” và sẽ mở ra một ứng dụng mới như WhatsApp, Snapchat, Instagram hay Line, WeChat để tiêu khiển.
Facebook thực sự đang gặp sự thách thức đến từ các ứng dụng trên. Chẳng hạn, nếu người dùng muốn xem ảnh của bạn bè, họ vào Instagram hoặc Snapchat. Muốn trao đổi tin nhắn với bạn bè, họ vào Viber, WeChat. Muốn chơi game, họ vào Candy Crush, Angry Birds, QuizUp hoặc bất cứ gì họ có trên điện thoại.
Chỉ mấy năm trước, nếu muốn xem ảnh, nhắn tin, chơi game, hầu như người dùng đều đến với Facebook. Nhưng giờ đây, các ứng dụng này đã “nhảy” vào điện thoại và cũng liên tục ra thông báo mới.
Facebook đang rơi vào tình trạng như Yahoo. Yahoo từng là “ông vua Internet”, mọi người dùng email Yahoo, chat Yahoo Messenger. Ngày nay, có lẽ cũng có hàng tỷ người đang dùng sản phẩm Yahoo, nhưng không ai thực sự nghĩ về Yahoo.
Hồi đầu tháng 12, tại sự kiện Internet Day 2013, ông Lê Hồng Minh, Tổng giám đốc VNG, cũng cho rằng mặc dù Facebook đang dẫn đầu mảng mạng xã hội hiện nay nhưng ông vẫn chưa đặt niềm tin Facebook sẽ vẫn thống trị mạng xã hội sau 5 năm nữa.
Tổng hợp
Bảo Bình (Ictnews)
-
Nghi vấn về động cơ hồi sinh của game Flappy Bird -
Có gần 2,6 tỷ người trên thế giới chưa được tiếp cận với Internet -
Thụy Sĩ trình làng siêu máy tính Alps, mạnh thứ 6 thế giới -
Nguyên nhân khiến Microsoft sa thải 650 nhân viên mảng game? -
1,3 triệu Android TV Box trên toàn cầu bị mã độc xâm nhập -
iPhone 16 gây thất vọng vì màn hình "lạc hậu" -
Samsung cắt giảm đến 30% nhân sự để ứng phó thị trường suy giảm
- Carlsberg Việt Nam ủng hộ hơn 1,1 tỷ đồng hỗ trợ vùng ảnh hưởng do bão Yagi gây ra
- Hành trình thúc đẩy đa dạng, bình đẳng và hòa nhập (DEI) tại Suntory PepsiCo Việt Nam
- Cán bộ nhân viên Vietcombank ủng hộ một ngày lương hỗ trợ đồng bào bị thiệt hại do bão số 3
- Các quỹ phòng hộ lạc quan về Microsoft Corporation
- Doanh nghiệp tạo giá trị: Không chỉ tạo ra lợi nhuận mà còn dẫn dắt tương lai bền vững
- C.P. Việt Nam tiếp tục trồng rừng bền vững tại Đồng Nai năm 2024