
-
Việt Nam phấn đấu có ít nhất 3 hợp tác xã lọt top 300 hợp tác xã đứng đầu thế giới
-
Vận hành hệ thống điện mặt trời mái nhà kết hợp BESS tại Điện Nghi Sơn 2
-
Hải quan tìm hiểu, tháo gỡ khó khăn của doanh nghiệp có hàng xuất khẩu, nhập khẩu với Mỹ
-
Vi phạm về pháp luật hải quan tăng 11%
-
Ô tô nhập khẩu giúp hải quan tăng thu ngân sách khoảng 3.380 tỷ đồng -
Sáng tỏ số phận Dự án Coca-Cola tại TP.HCM sau khi hết hạn thuê đất
![]() |
FECON là một trong những nhà thầu chính góp mặt trong Lễ động thổ Dự án đầu tư xây dựng Nhà máy điện gió Lạc Hoà - Hoà Đông |
Nhà máy điện gió Lạc Hoà và Nhà máy điện gió Hoà Đông được đầu tư xây dựng và sử dụng loại tuabin ứng dụng công nghệ hiện đại nhất hiện nay với chiều cao thân trụ tuabin lên đến 162 m.
Tại dự án lần này, Công ty cổ phần FECON (mã FCN - sàn HoSE) đảm nhiệm việc thi công các hạng mục chính bao gồm: Thi công nền móng 16 trụ điện gió, trong đó có 8 trụ điện gió được đặt tại xã Lạc Hoà và 8 trụ điện gió tại xã Hoà Đông.
Song song với đó, FECON cũng sẽ chịu trách nhiệm thi công các cơ sở hạ tầng thiết yếu của dự án như đường, cầu, các khu làm việc chức năng, các trạm điện, cảng…
Phát biểu tại buổi Lễ động thổ dự án diễn ra cuối tuần qua, ông Logan William Knox, đại diện chủ đầu tư cho biết: “Nhà máy Điện gió Lạc Hoà và Hoà Đông sẽ sử dụng loại tuabin ứng dụng công nghệ hiện đại nhất hiện nay. Vì vậy việc thi công trụ móng tuabin đòi hỏi các nhà thầu có đủ năng lực, kinh nghiệm và uy tín đảm nhiệm”.
Cũng tại Lễ khởi công, bà Nguyễn Thị Tuyết Mai, Trưởng Đại điện Công ty AC Energy Việt Nam – một trong các nhà đầu tư của dự án cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc lựa chọn các nhà thầu công nghiệp uy tín Việt Nam. Theo đó đại diện chủ đầu tư đánh giá cao năng lực của Công ty cổ phần FECON.
![]() |
Nhà máy điện gió Lạc Hoà do Công ty TNHH Phong Điện Lạc Hoà làm chủ đầu tư còn Nhà máy điện gió Hoà Đông do Công ty TNHH Phong điện Hoà Đông làm chủ đầu tư được xây dựng trên các vị trí số 20 và 19 theo quy hoạch điện gió tỉnh Sóc Trăng.
Mỗi dự án có công suất 30 MW, sử dụng 8 tuabin gió loại V150, mỗi tua bin có công suất 3,6 - 3,8 MW/tuabin.
Tổng vốn đầu tư của hai dự án này là trên 2.000 tỷ đồng, dự kiến hoàn thành và vận hành thương mại vào quý III/2021. Với công suất 30 MW mỗi dự án, đây sẽ là hai trong số những dự án điện gió trên bờ đầu tiên của tỉnh Sóc Trăng, dự kiến cung cấp trung bình 221.596 MWh năng lượng sạch cho lưới điện quốc gia qua đường dây truyền tải 110kV.
Tại thời điểm này, các công nhân, kỹ sư của nhà thầu FECON đang đẩy mạnh triển khai thi công cảng tạm – hạng mục quan trọng mở đường cho vật tư, thiết bị, vật liệu tiếp cận công địa. Đây là một trong các công địa rất phức tạp, đòi hỏi kinh nghiệm và linh hoạt sáng tạo của của ban quản lý dự án.

-
Ô tô nhập khẩu giúp hải quan tăng thu ngân sách khoảng 3.380 tỷ đồng -
Sáng tỏ số phận Dự án Coca-Cola tại TP.HCM sau khi hết hạn thuê đất -
Sửa Luật Phá sản, tăng cơ hội phục hồi cho doanh nghiệp -
Điều chỉnh thuế, tăng nguồn lực cho doanh nghiệp nông nghiệp -
Tổng giám đốc Vinatex Cao Hữu Hiếu: Bình tĩnh ứng phó với thuế quan -
Doanh nghiệp thủy sản quan ngại về mức thuế đối ứng 46% của Mỹ -
Hiệp hội Điều Việt Nam: Hoãn thời gian cho hàng xuống tàu để bảo vệ lợi ích các bên
-
Công bố Top 10 Doanh nghiệp ESG Việt Nam Xanh 2025 ngành Nông nghiệp Công nghệ cao - Thực phẩm - Đồ uống
-
Ngày hội việc làm liệu có phù hợp cho người đi làm đã có kinh nghiệm?
-
Cảng quốc tế Long An tạo ấn tượng mạnh mẽ tại Vietnam Expo 2025
-
Agribank tiếp sức người trẻ hiện thực hóa giấc mơ an cư
-
Công ty CP Tôn Pomina công bố nhóm cổ đông mới và kế hoạch phát triển
-
T&L Invest ký hợp tác chiến lược tại dự án Takara Hòa Bình Resort