
-
"Mở lối tương lai": Sacombank đồng hành phát triển giao thông xanh, thông minh
-
Eximbank ra mắt HĐQT nhiệm kỳ 2025 - 2030, dời trụ sở từ TP.HCM ra Hà Nội
-
90 doanh nghiệp chậm trả gốc, lãi trái phiếu
-
Vikki Digital Bank - kết nối nhịp sống số cùng TP.HCM rực rỡ đại lễ 50 năm
-
Vàng miếng SJC tăng 1,3 triệu/lượng khi vàng thế giới vượt mốc 3.300 USD/ounce -
ĐHĐCĐ Eximbank: Mục tiêu lợi nhuận tăng 23,8% lên gần 5.200 tỷ đồng trước thuế
![]() |
Khối ngân hàng thương mại quốc doanh thiếu hụt vốn nhiều nhất |
Trong báo cáo mới đây, Tổ chức xếp hạng tín nhiệm Fitch Ratings cho rằng, vốn hóa của ngành ngân hàng Việt Nam đã được cải thiện trong những năm gần đây nhờ khả năng sinh lời tốt và các ngân hàng tích cực tăng vốn đáp ứng yêu cầu Basel II.
Fitch ước tính, các ngân hàng chưa tuân thủ Basel II chỉ cần huy động thêm 0,6 tỷ USD vốn mới để đáp ứng yêu cầu CAR tối thiểu của Basel II là 8% trước thời hạn thực hiện vào tháng 1/2023.
Tuy nhiên, theo đánh giá của tổ chức xếp hạng này, hệ thống ngân hàng của Việt Nam vẫn mỏng vốn nếu so sánh với các ngân hàng quốc tế cũng như đặt trong môi trường kinh doanh rủi ro.
Hiện CAR của khối ngân hàng quốc doanh và ngân hàng tư nhân tuân thủ Basel II ở Việt Nam chỉ đạt lần lượt ở mức 9,2% và 11,4% vào cuối quý 3 năm 2021. Con số này thấp hơn nhiều so với mức bình quân 19,4% đối với các ngân hàng tại các thị trường lớn ở Đông Nam Á khác. Bên cạnh đó, nợ xấu thực tế của các ngân hàng Việt Nam có thể cao hơn con số báo cáo do nhiều khoản vay có vấn đề chưa được tính vào (nợ cơ cấu lại).
Do vậy, Fitch ước tính, hệ thống ngân hàng sẽ cần thêm vốn bổ sung lên tới 10,7 tỷ USD (2,9% GDP) để đảm bảo khoản dự phòng rủi ro cho vay bù đắp thiệt hại có thể xảy ra từ tất cả các khoản vay có vấn đề, đồng thời duy trì hệ số CAR ở mức 10%. Sự thiếu hụt vốn chủ yếu ở khối ngân hàng quốc doanh.
Fitch Ratings cho rằng, tốc độ tăng trưởng cho vay nhanh sẽ khiến việc nâng tỷ lệ an toàn vốn (CAR) của ngân hàng Việt trở nên khó khăn trong 2-3 năm tới.
Fitch có thể đánh giá Xếp hạng khả năng hoạt động của hầu hết các ngân hàng Việt Nam cao hơn một bậc nếu hệ số CAR cao hơn 2-3 điểm phần trăm. Tuy nhiên, theo phán đoán của Fitch, ngoại trừ những ngân hàng huy động vốn bên ngoài, trong các trường hợp còn lại, khả năng cải thiện CAR vẫn còn khiêm tốn, dù lợi nhuận tăng.
Về tín dụng, cơ quan này cho rằng, mục tiêu tăng trưởng tín dụng năm 2022 tiếp tục ở mức cao 14% (bình quân giai đoạn 2017-2021 là 14%) cho thấy tỷ lệ an toàn vốn hệ thống ít có khả năng cải thiện nhanh chóng. Nếu Ngân hàng Nhà nước nới lỏng quy định không được chia cổ tức tiền mặt (áp dụng từ tháng 3/2020) thì CAR của các ngân hàng càng khó cải thiện.

-
Vikki Digital Bank - kết nối nhịp sống số cùng TP.HCM rực rỡ đại lễ 50 năm -
Vàng miếng SJC tăng 1,3 triệu/lượng khi vàng thế giới vượt mốc 3.300 USD/ounce -
Vàng quốc tế hồi phục nhẹ, giá vàng SJC đạt 120,8 triệu đồng/lượng -
ĐHĐCĐ Eximbank: Mục tiêu lợi nhuận tăng 23,8% lên gần 5.200 tỷ đồng trước thuế -
Quý I/2025, lợi nhuận trước thuế OCB đạt 893 tỷ đồng -
Cổ đông đề nghị mua cổ phiếu quỹ, Chủ tịch HĐQT VPBank nêu lý do từ chối -
Tỷ giá ngân hàng hạ nhiệt, vàng tuột xuống dưới 120 triệu đồng/lượng
-
Chất lượng làm nên thương hiệu: Bí quyết phát triển sản phẩm của Orenda
-
Beyond Digital - Dấu ấn CMC tại sự kiện công nghệ lớn nhất Hàn Quốc
-
Công ty cổ phần Lương thực Thực phẩm Colusa - Miliket thông báo tìm kiếm địa điểm đầu tư (lần 2)
-
Acecook Việt Nam và hành trình 30 năm phát triển cùng đất nước
-
Bệnh viện Thuận Mỹ ITO Đồng Nai, thành viên Tập đoàn y khoa Hoàn Mỹ được vinh danh Doanh nghiệp phát triển vững mạnh 2025
-
Công ty cổ phần Lương thực Thực phẩm Colusa - Miliket thông báo tìm kiếm địa điểm đầu tư (lần 1)