Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Sáu, Ngày 29 tháng 03 năm 2024,
Mỏng vốn, BIDV muốn chia cổ tức 25,77% bằng cổ phiếu để tăng vốn lên 50.585 tỷ đồng
T.L - 26/11/2021 13:41
 
Mức chia cổ tức mới được HĐQT BIDV lấy ý kiến cổ đông cao gấp đôi mức chia cổ tức đã được thông qua tại ĐHĐCĐ thường niên năm 2021 là 12,2%.
f
BIDV muốn phát hành hơn 1 tỷ cổ phiếu trả cổ tức, tăng vốn điều lệ lên trên 50 nghìn tỷ đồng

Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV - Mã: BID) vừa công bố tờ trình xin ý kiến cổ đông về phương án tăng vốn điều lệ năm 2021 thông qua phát hành cổ phiếu để trả cổ tức.

Theo đó, BIDV dự kiến phát hành tối đa hơn 1 tỷ cổ phiếu, tương đương với tỷ lệ 25,77%, để trả cổ tức từ nguồn lợi nhuận còn lại luỹ kế đến năm 2019 và lợi nhuận còn lại sau thuế, sau trích lập các quỹ và chi trả cổ tức tiền mặt năm 2020.

Thời gian phát hành dự kiến là trong năm nay hoặc năm sau, HĐQT được ủy quyền thời điểm chốt danh sách sau khi nhận được sự chấp thuận của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Trước đó, ĐHĐCĐ thường niên năm 2021 của BIDV hồi tháng 3/2021 đã thông qua phương án tăng vốn điều lệ năm 2021 là 20,5%, bao gồm chia cổ tức năm 2019 và năm 2020 là 12,2%, phát hành thêm 8,5% (chào bán ra công chúng hoặc riêng lẻ).

Theo phương án mới, nếu hoàn tất phát hành, vốn điều lệ của BIDV sẽ tăng lên hơn 50.585 tỷ đồng. Hiện vốn điều lệ của ngân hàng là hơn 40.220 tỷ đồng, đứng thứ ba toàn ngành sau VietinBank (48.058 tỷ đồng) và VPBank (44.455 tỷ đồng).

Theo tờ trình của BIDV, hiện nay, tỷ lệ an toàn vốn (CAR) của BIDV vẫn còn thấp hơn nhiều so với các ngân hàng TMCP khác (trên 10%). Bên cạnh đó, BIDV đã triển khai thành công dự án MRA&ICAAP. Chính vì vậy, bên cạnh kiểm soát hợp lý tài sản có rủi ro, ngân hàng cần có kế hoạch tăng vốn đảm bảo nhu cầu vốn trong cả điều kiện kinh doanh thông thường và điều kiện căng thẳng. Tăng vốn điều lệ là một trong những nguồn tăng giữ vai trò nền tảng, tạo điều kiện cho các nguồn tăng thứ cấp khác.

Hơn nữa, tăng vốn điều lệ giúp BIDV cải thiện các kết quả xếp hạng tín nhiệm, tăng thu hút các nhà đầu tư tiềm năng; Tăng quy  mô vốn, đảm bảo năng lực tài chính và năng lực cạnh tranh; Là cơ sở mở rộng quy mô thông qua việc tăng giới hạn cấp tín dụng, giới hạn đầu tư, tăng cường khả năng cung ứng vốn cho thị trường…

Số vốn tăng thêm, ngân hàng dự định sử dụng để đầu tư vào cơ sở vật chất, hạ tầng công nghệ, cơ cấu danh mục tín dụng, đẩy mạnh tăng trưởng tín dụng bán lẻ, doanh nghiệp SME, FDI, mở rộng kênh phân phối hiện đại,...

Với số vốn điều lệ tăng thêm, BIDV dự kiến dùng để đầu tư cơ sở vật chất, hạ tầng công nghệ, phát triển sản phẩm dịch vụ mới, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, tăng tỷ lệ thu nhập từ dịch vụ trong tổng thu nhập, nâng cao năng lực quản trị điều hành, quản trị rủi ro, nâng cấp cơ sở hạ tầng kỹ thuật, công nghệ.

Bên cạnh đó, BIDV cũng sẽ tập trung cơ cấu danh mục tín dụng, cho vay vốn đối với các doanh nghiệp có tình hình tài chính lành mạnh, hoạt động kinh doanh có hiệu quả, an toàn, có phương án/dự án kinh doanh khả thi, đẩy mạnh tăng trưởng tín dụng bán lẻ, doanh nghiệp nhỏ và vừa (SME), doanh nghiệp FDI có tiềm năng phát triển, lợi thế cạnh tranh; mở rộng kênh phân phối hiện đại và nâng cao chất lượng kênh phân phối truyền thông trong nước, khu vực và thế giới.

Tính đến cuối tháng 9/2021, BIDV đạt lợi nhuận trước thuế 10.733 tỷ đồng, tăng 53% so với cùng kỳ. Với mức lãi này, BIDV xếp thứ 6 hệ thống về lợi nhuận, đứng sau Vietcombank, Techcombank, VietinBank, VPBank và MB.

Tại ĐHĐCĐ đầu năm nay, ông Phan Đức Tú, Chủ tịch HĐQT BIDV cho hay, bắt đầu từ năm 2021, trích lập dự phòng rủi ro của BIDV sẽ giảm dần, lợi nhuận sẽ tăng dần.Việc giảm trích lập dự phòng rủi ro sẽ rất rõ ràng 5 năm tới, lợi nhuận cũng sẽ tăng mạnh. Kế hoạch kinh doanh của BIDV 5 năm tới là tăng trưởng lợi nhuận 24-38%/năm.

Mặc dù vậy, Covid 19 có thể kế hoạch này của BIDV bị chậm lại. 9 tháng đầu năm nay, ngân hàng vẫn phải trích lập dự phòng hơn 23.000 tỷ đồng, tăng 44% so với cùng kỳ năm ngoái.

Lợi nhuận sụt giảm quý III/2021, lãi 9 tháng của BIDV vẫn tăng 53%
Dự phòng rủi ro "ngốn" 74% lợi nhuận thuần khiến BIDV sụt giảm lợi nhuận trước thuế quý III/2021. Dù vậy, lũy kế 9 tháng, lợi nhuận BIDV vẫn...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư