
-
Vincom Retail tiếp tục được vinh danh Top 50 công ty niêm yết tốt nhất Việt Nam và Lãnh đạo xanh châu Á
-
Khơi nguồn vốn hỗ trợ doanh nghiệp tư nhân
-
Chính thức áp thuế chống bán phá giá thép cán nóng nhập khẩu 5 năm
-
Nỗ lực trở lại đường đua của các thương hiệu huyền thoại
-
Vietjet công bố Giám đốc Điều hành mới -
Tăng lợi thế cạnh tranh quốc gia từ gỡ rào cản phi thuế quan đúng cách
Chủ tịch Tập đoàn FPT Trương Gia Bình, trong chuyến tháp tùng Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng sang thăm chính thức Nhật Bản vừa qua, đã cho biết, năm 2013 dự kiến đạt 1,4 tỷ USD với tỷ lệ tăng trưởng ước đạt 15% so với năm ngoái.
![]() | ||
Chủ tịch Tập đoàn FPT Trương Gia Bình (giữa) trao đổi với các doanh nghiệp Nhật Bản |
Cũng theo ông Bình, tỷ lệ tăng trưởng doanh thu từ Nhật Bản vượt xa mức tăng trưởng trung bình này.
Theo đó, FPT Software, công ty thành viên của Tập đoàn chuyên về cung cấp dịch vụ phần mềm báo cáo mức tăng trưởng doanh số từ thị trường Nhật Bản đạt 40% sau khi đã loại bỏ ảnh hưởng từ chênh lệch tỷ giá hối đoái do đồng Yên giảm giá.
Nguyên nhân vì sao lượng đơn hàng từ Nhật lại tăng cao, thưa ông?
Tôi cho rằng đây chính là ảnh hưởng tích cực đến từ chiến lược Trung Quốc +1 mà các công ty Nhật đang áp dụng.
Ngoài ra, chi phí nhân công của kỹ sư phần mềm tăng cao ở Trung Quốc cũng là nguyên nhân khiến các công ty Nhật chuyển hướng sang Việt Nam. Ở Việt Nam, giá nhân công luôn giữ ở mức ổn định nên lợi thế cạnh tranh tăng lên so với Trung Quốc.
Xin ông cho biết một số đặc điểm của các dự án đến từ Nhật?
Thời gian gần đây, các dự án liên quan đến thiết bị di động (mobile), đặc biệt là các yêu cầu làm ứng dụng cho điện thoại thông minh tăng cao. Đây là mảng việc mà công ty chúng tôi đặc biệt có thế mạnh. Hiện tại chúng tôi có khoảng 600 nhân viên chuyên làm việc trong mảng này.
Các dự án về phần mềm nhúng (embedded) cũng tăng lên, ngoài các hãng lớn như Toshiba, Sony, Panasonic đặt hàng các dự án liên quan đến tivi thông minh, chúng tôi còn nhận được nhiều đơn hàng làm phần mềm nhúng từ các nhà sản xuất thiết bị y tế.
Ông có thể nhận định gì về triển vọng kinh doanh tại thị trường Nhật năm 2014?
Chúng tôi muốn mở rộng lượng đơn hàng từ các tổ chức tài chính và công ty sản xuất ô tô. Nếu chia riêng theo hướng giải pháp thì chuyển đổi hệ thống (legacy migration) và điện toán đám mây(cloud) là 2 hướng sẽ được chúng tôi tập trung đầu tư và đẩy mạnh.
Hiện tại, đa số phần việc chúng tôi đang nhận được là trong các giai đoạn phát triển và kiểm thửphần mềm, nhưng chúng tôi đã và đang hướng đến việc tham gia ngay vào các giai đoạn đầu của dự án, chẳng hạn như từ giai đoạn thiết kế. Bước tiếp theo chúng tôi không muốn chỉ dừng lại ở việc nhận ủy thác dịch vụ phần mềm, mà còn hướng tới việc hỗ trợ các công ty Nhật trong chiến lược toàn cầu hóa ở mảng việc triển khai hệ thống ở nước ngoài. Chúng tôi cam kết sẽ tiếp tục đáp ứng hơn nữa những yêu cầu khắt khe của khách hàng Nhật Bản để tiếp tục mở rộng hoạt động kinh doanh của mình tại đây.
(Theo Nikkei ITPro)
Hà Nguyễn

-
Chính thức áp thuế chống bán phá giá thép cán nóng nhập khẩu 5 năm -
Nỗ lực trở lại đường đua của các thương hiệu huyền thoại -
Tái định hình cuộc chơi: Cạnh tranh trong ngành xây dựng và vai trò của chính sách FDI -
Vietjet công bố Giám đốc Điều hành mới -
Tăng lợi thế cạnh tranh quốc gia từ gỡ rào cản phi thuế quan đúng cách -
Doanh nghiệp quay lại thị trường cao kỷ lục, kinh tế tăng trưởng rõ nét -
80,8% doanh nghiệp chọn tin tưởng và kỳ vọng vào quý III/2025
-
Vietcombank dẫn đầu ngành ngân hàng về đổi mới sáng tạo và ESG
-
Vietcombank giới thiệu Apple Pay đến chủ thẻ quốc tế Vietcombank JCB
-
Ngân hàng ngoại khuấy động thị trường bất động sản bằng chiến lược "cam kết dài hạn"
-
Acecook Việt Nam công bố chiến lược phát triển mới
-
Tập đoàn AEON chính thức ra mắt Chương trình Điểm thành viên “WAON POINT”
-
OBC Holdings ra mắt thị trường với dự án A&K Tower