-
Cảng Thị Nại giảm tới 42% kế hoạch lợi nhuận năm 2024 -
Tổng giám đốc TNG muốn mua 1 triệu cổ phiếu -
Tình hình thị trường chứng khoán Việt Nam không đáng lo ngại -
Tiền ảo - “vàng số” hay canh bạc dưới thời ông Donald Trump? -
Ô tô Trường Long sắp chi 42 tỷ đồng tạm ứng cổ tức -
Người nhà Phó chủ tịch VIB đăng ký mua 14 triệu cổ phiếu
VN-Index kết phiên ở mức 1279,89 điểm tăng 0,24%, khối lượng giao dịch giảm 5,22% so với phiên trước và bằng 60% mức trung bình. Tổng vốn hóa thị trường hiện tại là hơn 303 tỷ USD, bằng khoảng 66% GDP 2024. Vốn hóa VN30 khoảng 150 tỷ USD và bằng 50% vốn hóa thị trường. Đây là vùng vốn hóa hợp lý với xu hướng đang tăng trưởng hiện tại.
Bước sang phiên giao dịch ngày 5/7, giao dịch trên thị trường vẫn diễn ra thận trọng, các chỉ số tiếp tục có biến động giằng co với những nhịp tăng, giảm điểm đan xen. Hiện VN-Index đang tiến gần đến vùng kháng cự quanh 1.280 điểm và điều này khiến nhiều nhà đầu tư tỏ ra thận trọng khi lo ngại một đợt điều chỉnh nữa diễn ra.
VN-Index duy trì được sắc xanh trong khoảng hơn 2 giờ giao dịch. Tuy nhiên, ở cuối phiên sáng, lực cầu yếu trong khi áp lực bán có phần dâng lên và đẩy chỉ số lùi xuống dưới mốc tham chiếu. Một điểm đáng chú ý ở phiên sáng đó là một số CTCK có thông báo đến khách hàng về việc các lệnh trên HoSE bị gián đoạn. Đến đầu giờ chiều HoSE phát đi thông cáo cho biết nguyên nhân của vấn đề trên là do sự cố mất điện ở Trung tâm Dữ liệu dự phòng tại Công viên Phần mềm Quang Trung đã làm gián đoạn kết nối của một số công ty chứng khoán đặt thiết bị công nghệ thông tin tại đây. HoSE khẳng định hệ thống giao dịch của HOSE vẫn hoạt động bình thường.
Sang đến phiên chiều, biến động giằng co rung lắc vẫn diễn ra nhưng sau đó nhờ lực đỡ từ một số cổ phiếu trụ cột nên VN-Index giữ được sắc xanh.
FPT hôm nay là nhân tốt chính giúp giữ được sắc xanh của thị trường. Cổ phiếu này ngay từ đầu phiên đã bứt phá với thanh khoản tiếp tục duy trì tương đương các phiên trước. FPT đóng cửa phiên ở mức 138.700 đồng/cp, tương ứng tăng 2,14%. Có thời điểm trong phiên, FPT leo lên 139.700 đồng/cp. FPT đóng góp 1,01 điểm cho VN-Index.
Cổ phiếu đóng góp nhiều nhất cho VN-Index là HVN với mức tăng đến 6,29% lên 36.350 đồng/cp và khớp lệnh đột biến so với các phiên trước ở mức 7,5 triệu đơn vị. Với mức tăng trên, HVN đóng góp 1,15 điểm.
Bên cạnh đó, các cổ phiếu như LPB, CTG, VNM hay GAS cũng tăng giá và đóng góp quan trọng cho VN-Index.
Tại nhóm cổ phiếu vốn hóa vừa và nhỏ, các mã dệt may như VGT, TCM… tăng giá tốt. VGT tăng đến 8,07%, TCM tăng 2,69%. Nhóm cổ phiếu vận tải biển cũng giao dịch tích cực khi VOS tăng trần, HAH tăng 1,9%, VTOP tăng 1,89%. Đáng chú ý, nhóm phân bón và hóa chất tiếp tục nhận được sự chú ý khi CSV tăng trần phiên thứ 3 liên tiếp. LAS tăng 3,5%, DPM tăng 2,22%. Trái ngược với giao dịch tích cực của nhóm này, DGC lại có phần yếu hơn khi chỉ kết phiên ở mức giá tham chiếu với sự giằng co mạnh giữa bên mua và bán.
Quay trở lại với các cổ phiếu lớn, VRE, SAB, POW, HDB… giảm giá và tác động không tốt đến sự hồi phục của thị trường chung. SAB giảm 1,69% và lấy đi 0,32 điểm. VRE giảm 2,12% và lấy đi 0,25 điểm.
Top cổ phiếu tác động mạnh nhất đến VN-Index |
Nhóm cổ phiếu bất động sản có sự phân hóa mạnh khi DXG giảm mạnh 3,85% xuống 15.000 đồng/cp với giao dịch đột biến 15,4 triệu cổ phiếu. Mới đây, DXG công bố bầu ông Lương Ngọc Huy làm Chủ tịch HĐQT từ ngày 3/7 thay ông Lương Trí Thìn. Đồng thời, tập đoàn thành lập Hội đồng chiến lược do ông Lương Trí Thìn làm Chủ tịch.
Các mã BĐS top dưới như NVL, DIG… cũng đều chìm trong sắc đỏ. Ở chiều ngược lại, KDH, HDG, NLG, NTL… lại có biến động tích cực. NTL tăng đến 2,94%, NLG tăng 2,33%...
Kết thúc phiên giao dịch, VN-Index tăng 3,15 điểm (0,25%) lên 1.283,04 điểm. Toàn sàn có 182 mã tăng, 231 mã giảm và 76 mã đứng giá. HNX-Index tăng 0,43 điểm (0,18%) lên 242,31 điểm. Toàn sàn có 67 mã tăng, 83 mã giảm và 88 mã đứng giá. UPCoM-Index đi ngang tức vẫn giữ 98,26 điểm.
Tổng khối lượng giao dịch trên HoSE đạt 616,5 triệu cổ phiếu, tăng khoảng 17% so với phiên trước, tương ứng giá trị giao dịch là gần 16.000 tỷ đồng. Giá trị giao dịch trên HNX và UPCoM đạt lần lượt 1.231 tỷ đồng và 920 tỷ đồng.
EIB phiên hôm nay khớp lệnh mạnh nhất thị trường với gần 25 triệu cổ phiếu. Tiếp sau đó, VRE khớp lệnh 19,5 triệu cổ phiếu. VPB và ITA đều khớp lệnh trên 18 triệu đơn vị.
Nhiều mã lớn "quen thuộc" tiếp tục là tâm điểm bán ròng của khối ngoại |
Khối ngoại tiếp tục duy trì trạng thái bán ròng 371 tỷ đồng ở sàn HoSE, trong đó, dòng vốn này bán ròng mạnh nhất mã FPT với 270 tỷ đồng. VRE và HPG bị bán ròng lần lượt 156 tỷ đồng và 92 tỷ đồng. Trong khi đó, NLG được mua ròng mạnh nhất với 98 tỷ đồng. SSI và BID được mua ròng lần lượt 64 tỷ đồng và 56,6 tỷ đồng.
-
Tiền ảo - “vàng số” hay canh bạc dưới thời ông Donald Trump? -
Ô tô Trường Long sắp chi 42 tỷ đồng tạm ứng cổ tức -
Người nhà Phó chủ tịch VIB đăng ký mua 14 triệu cổ phiếu -
VN-Index tăng mạnh phiên thứ hai nhờ cổ phiếu vốn hoá lớn -
Tín hiệu sôi động trở lại của trái phiếu xanh -
Không có nước nào không áp thuế giá trị gia tăng phân bón -
Trái phiếu chậm trả của công ty chứng khoán giảm dần, dư nợ ký quỹ tăng rủi ro
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 22/11 -
2 Thời gian vận hành chính thức tuyến metro số 1 TP.HCM -
3 Lập liên doanh phát triển công nghiệp đường sắt: Rõ dần phương hướng -
4 Công chức không ăn vài trăm năm mới mua được nhà, sao không mở rộng đất cho nhà ở xã hội? -
5 Làm rõ suất đầu tư Dự án cao tốc Quy Nhơn - Pleiku vốn 35.940 tỷ đồng
- Ký kết hợp tác chiến lược Vietnam Land và CaraWorld: Khai mở những cơ hội mới
- SeABank ưu đãi lãi suất 0% cho khách hàng vay mua căn hộ tại dự án Newtown Diamond
- Giải Golf ngành Nhôm - Kính - Cửa toàn quốc 2024: Hứa hẹn nhiều bất ngờ và trải nghiệm thú vị
- NAB Vietnam nhận giải thưởng “Doanh nghiệp xuất sắc châu Á” tại APEA 2024
- SeABank thông báo mời thầu
- Huawei Việt Nam chính thức khởi động cuộc thi ICT Competition 2024 - 2025