-
Quốc hội Mỹ thông qua dự luật chi tiêu cho chính phủ, ngăn chặn nguy cơ đóng cửa -
Trung Quốc giữ nguyên lãi suất cho vay cơ bản -
Nhật Bản giữ nguyên lãi suất cơ bản, đồng yên rớt giá thấp nhất 4 tháng -
Fed hạ lãi suất, nâng dự báo tăng trưởng kinh tế Mỹ năm 2024 -
Doanh số bán lẻ phản ánh sức mạnh bền bỉ của kinh tế Mỹ -
Ông Trump và cú hích đầu tư, việc làm cho nền kinh tế Mỹ
Nỗ lực của G20 để đạt thỏa thuận cắt giảm dần nhiên liệu hóa thạch đã thất bại. Ảnh: AFP |
Tại cuộc họp của các quan chức năng lượng hàng đầu từ nhóm G20 diễn ra ở Ấn Độ vào ngày 22/7, nỗ lực đi đến thỏa thuận cắt giảm dần nhiên liệu hóa thạch đã thất bại.
Sau động thái trên, các nhà khoa học và nhà vận động môi trường tỏ ra bất bình trong bối cảnh các tổ chức quốc tế đã không ngừng nỗ lực ngăn chặn sự nóng lên toàn cầu, đặc biệt khi thời tiết khắc nghiệt ở Trung Quốc và Mỹ đang cảnh báo cuộc khủng hoảng khí hậu nghiêm trọng mà thế giới đang phải đối mặt.
Trước đó, các quan chức năng lượng G20 dự kiến đưa ra một thông cáo chung vào cuối cuộc họp kéo dài 4 ngày tại bang Goa, Ấn Độ. Thế nhưng, thông cáo đó đã bị hủy bỏ do những bất đồng, trong đó có việc dự kiến tăng gấp ba lần công suất năng lượng tái tạo vào năm 2030.
Các bên đã không đạt được đồng thuận trong việc kêu gọi các nước phát triển thực hiện mục tiêu cùng huy động 100 tỷ USD mỗi năm cho hành động chống biến đổi khí hậu ở các nền kinh tế đang phát triển trong giai đoạn năm 2020 - 2025 và vấn đề chiến sự ở Ukraine.
Thực tế, vấn đề sử dụng nhiên liệu hóa thạch đã trở thành nội dung chính trong các cuộc thảo luận kéo dài cả ngày của G20, nhưng các quan chức từ nhóm này đã không đạt được đồng thuận về việc hạn chế sử dụng nhiên liệu hóa thạch, hai nguồn thạo tin của Reuters tiết lộ.
Trước đó, một bản thảo nội dung cuộc họp mà Reuters tiếp cận vào cuối ngày 21/7 đã nhấn mạnh đến "tầm quan trọng của việc nỗ lực hướng tới việc giảm dần nhiên liệu hóa thạch, phù hợp với bối cảnh của các quốc gia khác nhau".
Tuy nhiên, thay vì ban hành một thông cáo chung, một tuyên bố từ phía chủ tọa cuộc họp đã được ban hành vào tối ngày 22/7, đồng thời lưu ý rằng "các bên khác đã có những quan điểm khác nhau về vấn đề các công nghệ giảm thiểu và loại bỏ sẽ giải quyết những lo ngại như vậy".
Tại buổi họp báo sau cuộc họp, Bộ trưởng Năng lượng Ấn Độ R.K. Singh cho biết một số quốc gia muốn sử dụng phương pháp thu hồi carbon, thay vì giảm dần sử dụng nhiên liệu hóa thạch. Tuy nhiên, ông R.K. Singh không nêu tên các quốc gia đó.
Theo Reuters, các nhà sản xuất nhiên liệu hóa thạch lớn như Saudi Arabia, Nga, Trung Quốc, Nam Phi, và Indonesia đều đã phản đối mục tiêu tăng gấp ba lần công suất năng lượng tái tạo trong thập kỷ này.
-
Nhật Bản giữ nguyên lãi suất cơ bản, đồng yên rớt giá thấp nhất 4 tháng -
Honda và Nissan cân nhắc sáp nhập: Hướng đi tất yếu? -
Fed hạ lãi suất, nâng dự báo tăng trưởng kinh tế Mỹ năm 2024 -
Fed giảm lãi suất lần thứ ba liên tiếp -
Doanh số bán lẻ phản ánh sức mạnh bền bỉ của kinh tế Mỹ -
Nhật Bản bổ sung 90 tỷ USD cho gói kích thích kinh tế mới -
Ông Trump và cú hích đầu tư, việc làm cho nền kinh tế Mỹ
-
1 Làm rõ quy mô đầu tư cao tốc Nha Trang - Liên Khương trị giá 25.058 tỷ đồng -
2 Liên danh CRBC - CT Group đề xuất đầu tư dự án cao tốc TP.HCM - Mộc Bài -
3 Hoàn thiện cơ chế cho trung tâm tài chính quốc tế -
4 Liên doanh Cảng Quốc tế Mỹ Thuỷ đề xuất 8 dự án tại Quảng Trị -
5 Tin vắn Đầu tư Online ngày 21/12
- Nhà máy Quang Lân - Sơn Tuylips đồng hành cùng xu hướng "Marketing Xanh"
- Tủ đông Kangaroo là Sản phẩm hiệu suất năng lượng cao nhất 2024
- Chào bán phần vốn góp của Công ty cổ phần Tổng công ty Tín Nghĩa tại Công ty cổ phần Đầu tư Tín Nghĩa Á Châu
- Doanh nghiệp xuất nhập khẩu gia tăng lợi thế từ giải pháp Techcombank
- Đăng tin bất động sản dễ dàng, nhanh chóng với nền tảng Radanhadat.vn
- Giải pháp tài chính trọn gói dành cho doanh nghiệp SME và Start-up