
-
Thủ tướng chỉ đạo khẩn trương xử lý tháo gỡ các dự án tồn đọng, vướng mắc để giải phóng nguồn lực cho phát triển
-
Sản xuất công nghiệp bứt tốc, tiếp tục là động lực cho tăng trưởng
-
Lạm phát vẫn đang được kiểm soát tốt, CPI bình quân 6 tháng chỉ tăng 3,27%
-
TP. Huế bổ nhiệm lãnh đạo chủ chốt thuộc 3 Ban Quản lý dự án mới
-
Hội nghị Thượng đỉnh BRICS mở rộng 2025: Việt Nam tham dự với tư cách Nước đối tác của BRICS -
Chính thức: GDP 6 tháng tăng trưởng 7,52%, bám sát kịch bản kinh tế 2025
![]() |
Trước đó, Chính phủ Pháp đã khẳng định COP-21 vẫn sẽ diễn ra bất chấp mối lo ngại khủng bố đang bao trùm nước này sau loạt vụ tấn công khủng bố tại thủ đô Paris đêm 13/11 vừa qua khiến 130 người thiệt mạng.
Tổng thống Mỹ Barack Obama cũng đã kêu gọi lãnh đạo các nước tham dự COP-21 nhằm phát đi thông điệp khẳng định "sự tàn bạo của những kẻ khủng bố không ngăn chặn được thế giới giải quyết những vấn đề quan trọng."
Với gần 150 nguyên thủ quốc gia, COP-21 sẽ trở thành một trong những hội nghị không diễn ra tại trụ sở quốc Liên hợp quốc ở New York (Mỹ) nhưng thu hút nhiều nhà lãnh đạo tham dự nhất.
Hôm 20/11, Trợ lý của Tổng Thư ký Liên hợp quốc về vấn đề biến đổi khí hậu, ông Janos Pasztor cũng cho biết lãnh đạo các nước trên thế giới đã tái khẳng định sẽ tham gia COP-21 vì tất cả đều nhất trí đây là một sự kiện "quan trọng," bất chấp việc các cuộc tấn công đẫm máu tại Paris của Pháp vừa qua tác động không nhỏ đến công tác chuẩn bị.
Ông Pasztor nhấn mạnh sự hiện diện của các nguyên thủ quốc gia là minh chứng cho thấy sự ủng hộ mạnh mẽ của các nước đối với các cuộc đàm phán về khí hậu, cũng như thể hiện tinh thần đoàn kết với nước Pháp.
Quan chức của Liên hợp quốc cũng bày tỏ lạc quan chính phủ các nước sẽ đạt được một thỏa thuận "bền vững" bởi đây cũng là "mong muốn của các nước trong bối cảnh biến đổi khí hậu không còn là câu chuyện của tương lai và tình trạng này đang diễn ra tại nhiều nơi trên thế giới."
Dự kiến, tại COP-21, 195 nước thành viên Liên hợp quốc sẽ thảo luận biện pháp để có thể giữ nhiệt độ Trái Đất từ nay đến năm 2100 chỉ tăng tối đa 2°C so với thời kỳ tiền công nghiệp. Giải pháp hiệu quả nhất là giảm đáng kể lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính.
Nhằm đảm bảo an ninh cho Hội nghị COP-21, trong vòng một tháng, từ 13/11 đến 13/12, Pháp sẽ tái lập kiểm soát biên giới tại các sân bay, nhà ga, bến cảng, ngay trong không gian Schengen.
Bộ trưởng Nội vụ Pháp Bernard Cazeneuve cho biết việc làm này là cần thiết vì lý do an ninh đối với một sự kiện trọng đại quy tụ đại diện của gần 200 quốc gia trong đó có khoảng 80 nguyên thủ quốc gia có mặt tại Paris trong ngày khai mạc./.

-
Thủ tướng chỉ đạo khẩn trương xử lý tháo gỡ các dự án tồn đọng, vướng mắc để giải phóng nguồn lực cho phát triển
-
Brazil khẳng định sẵn sàng nhập khẩu nhiều hơn thủy hải sản, gạo của Việt Nam
-
Sản xuất công nghiệp bứt tốc, tiếp tục là động lực cho tăng trưởng
-
Lạm phát vẫn đang được kiểm soát tốt, CPI bình quân 6 tháng chỉ tăng 3,27%
-
TP. Huế bổ nhiệm lãnh đạo chủ chốt thuộc 3 Ban Quản lý dự án mới -
Hội nghị Thượng đỉnh BRICS mở rộng 2025: Việt Nam tham dự với tư cách Nước đối tác của BRICS -
Chính thức: GDP 6 tháng tăng trưởng 7,52%, bám sát kịch bản kinh tế 2025 -
Quảng Trị nỗ lực đảm bảo vận hành hệ thống chính quyền 2 cấp được thông suốt -
TP. Hải Phòng tăng trưởng đạt 11,2% trong 6 tháng đầu năm 2025 -
Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng làm Chủ tịch Ủy ban hợp tác Việt Nam - Lào -
Bắc Ninh ngàn năm văn hiến - Khát vọng vươn mình trong kỷ nguyên mới
-
Vietcombank dẫn đầu ngành ngân hàng về đổi mới sáng tạo và ESG
-
Vietcombank giới thiệu Apple Pay đến chủ thẻ quốc tế Vietcombank JCB
-
Ngân hàng ngoại khuấy động thị trường bất động sản bằng chiến lược "cam kết dài hạn"
-
Acecook Việt Nam công bố chiến lược phát triển mới
-
Tập đoàn AEON chính thức ra mắt Chương trình Điểm thành viên “WAON POINT”
-
OBC Holdings ra mắt thị trường với dự án A&K Tower