-
Bộ Chính trị cho ý kiến về Đề án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc Nam -
Quảng Ninh: Đẩy nhanh tiến độ dự án hồ chứa nước 500 tỷ đồng -
Đồng ý áp dụng mô hình BIM để quản lý cao tốc Tân Phú - Bảo Lộc - Liên Khương -
Thành lập Tổ công tác triển khai đầu tư các tuyến đường sắt kết nối với Trung Quốc và Lào -
Chủ tịch Quảng Nam hối thúc giải phóng mặt bằng Khu công nghiệp Thaco Chu Lai -
Khu kinh tế Nhơn Hội tập trung phát triển công nghiệp sạch
Theo báo cáo mới đây của Kho bạc Nhà nước TP.HCM gửi Sở Tài chính, trong tổng số dư tạm ứng tính đến ngày 30/6/2024, có 125 dự án với số dư tạm ứng quá hạn là 1.666 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 6,16% tổng số vốn tạm ứng, giảm nhẹ so với số dư tạm ứng quá hạn đầu năm 2024 (1.687 tỷ đồng).
Đã gần 20 năm trôi qua, số tiền tạm ứng để giải phóng mặt bằng Khu Công nghệ cao TP.HCM vẫn chưa thu hồi được - Ảnh: Lê Quân |
Trong số 125 dự án có vốn tạm ứng quá hạn thì 3 dự án có vốn tạm ứng lớn nhất là xây dựng đường Lê Thánh Tôn nối dài; cầu Thủ Thiêm; giải phóng mặt bằng Khu Công nghệ cao.
Trong đó, Dự án xây dựng đường Lê Thánh Tôn nối dài do Công ty TNHH MTV dịch vụ công ích Thanh niên xung phong làm chủ đầu tư tạm ứng 463 tỷ đồng.
Dự án xây dựng cầu Thủ Thiêm do Ban Quản lý đầu tư xây dựng các công trình giao thông TP.HCM làm chủ đầu tư tạm ứng 118 tỷ đồng.
Dự án Bồi thường, giải phóng mặt bằng và tái định cư - Khu Công nghệ cao (Quận 9-nay là TP.Thủ Đức) do Ban Quản lý các dự án đầu tư - xây dựng Khu công nghệ cao TP.HCM làm Chủ đầu tư tạm ứng 634 tỷ đồng.
Ba dự án nói trên, trước đây thực hiện tạm ứng theo chỉ đạo của UBND TP.HCM với tổng số tiền tạm ứng là 1.215 tỷ đồng chiếm tỷ lệ 72% trong tổng số dư tạm ứng quá hạn.
Kể từ thời điểm tạm ứng đến nay đã kéo dài gần 20 năm, song các chủ đầu tư vẫn chưa có biện pháp thu hồi số vốn tạm ứng tại 3 dự án này.
Theo đánh giá của Kho bạc Nhà nước TP.HCM, đa số các dự án có khoản tạm ứng để chi cho bồi thường, hỗ trợ tái định cư, song chưa được chủ đầu tư quan tâm đúng mức về các mốc thời gian để hoàn trả về tài khoản tiền gửi của chủ đầu tư tại Kho bạc, để hoàn trả ngân sách đối với trường hợp không chi trả được cho người thụ hưởng.
Hơn nữa, nhiều chủ đâu tư chưa thực hiện nghiêm quy định lập báo cáo đánh giá tình hình thực hiện tạm ứng và thu hồi tạm ứng vốn đầu tư theo từng dự án gửi Kho bạc Nhà nước theo quy định tại Nghị định số 99/2021/NĐ-CP.
Bên cạnh đó, Nghị định số 99/2021/NĐ-CP chưa quy định mẫu biểu thống nhất dẫn đến khó khăn trong công tác báo cáo của chủ đầu tư cũng như công tác quản lý, theo dõi tổng hợp tại Kho bạc.
Tại các dự án bị đình hoãn, nhà thầu giải thể, chủ đầu tư không liên lạc được với nhà thầu hoặc chủ đầu tư đã sáp nhập vẫn chưa được giải quyết.
Trước tình hình khó thu hồi vốn tạm ứng, ngày 21/8, Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi đã ký văn bản số 4791/UBND-DA yêu cầu chấn chỉnh tăng cường quản lý tạm ứng vốn đầu tư công từ nguồn ngân sách Nhà nước.
Trong đó, Chủ tịch UBND TP.HCM yêu cầu, đối với các khoản tạm ứng quá hạn, các Sở, ngành rà soát, đánh giá cụ thể nguyên nhân từng khoản tạm ứng quá hạn; xác định trách nhiệm tập thể, cá nhân phải hoàn ứng.
Từ đó đề xuất phương án xử lý triệt để và quyết liệt thực hiện, đảm bảo thu hồi hết số vốn tạm ứng quá hạn bao gồm cả biện pháp khởi kiện ra tòa, chuyển cơ quan thanh tra, công an.
Trường hợp nhà thầu, đơn vị cung ứng không có thiện chí phối hợp xử lý các khoản tạm ứng quá hạn, chủ đầu tư khẩn trương báo cáo cơ quan cấp trên của chủ đầu tư và Sở Kế hoạch và Đầu tư để chủ trì, phối hợp với đơn vị liên quan tham mưu UBND Thành phố không cho các nhà thầu này tham gia thực hiện các dự án sử dụng vốn ngân sách Nhà nước trên địa bàn Thành phố.
-
Bộ Chính trị cho ý kiến về Đề án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc Nam -
Quảng Ninh: Đẩy nhanh tiến độ dự án hồ chứa nước 500 tỷ đồng -
Đồng ý áp dụng mô hình BIM để quản lý cao tốc Tân Phú - Bảo Lộc - Liên Khương -
Thành lập Tổ công tác triển khai đầu tư các tuyến đường sắt kết nối với Trung Quốc và Lào
-
Chủ tịch Quảng Nam hối thúc giải phóng mặt bằng Khu công nghiệp Thaco Chu Lai -
Khu kinh tế Nhơn Hội tập trung phát triển công nghiệp sạch -
Thêm tiêu chí chọn nhà đầu tư “siêu” cảng cửa ngõ Sài Gòn -
Các gói thầu xây dựng đường Vành đai 3 đoạn qua TP.HCM đang thi công ra sao? -
Kiến nghị duyệt Dự án metro số 3 TP. Hà Nội, đoạn ga Hà Nội - Hoàng Mai -
Bình Định trao giấy chứng nhận đầu tư dự án hơn 2.000 tỷ đồng cho doanh nghiệp Singapore -
Đầu tư gần 1.989 tỷ đồng làm khu công nghiệp Mỹ Xuân B1-CONAC mở rộng
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 18/9 -
2 Đề xuất chia Vành đai 4 TP.HCM trị giá 136.593 tỷ đồng thành 11 dự án thành phần -
3 Tỷ lệ "cược" Fed giảm lãi suất 0,5% đã lên 67%, Ngân hàng Nhà nước giảm tiếp 0,25% lãi suất trên kênh cầm cố -
4 TP.HCM: Tiếng là được “giải cứu”, nhưng nhiều dự án vẫn... bất động -
5 Đề xuất đầu tư 1.581 tỷ đồng xây nút giao cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu với ĐT.991
- Keppel và Samsung ứng dụng giải pháp công nghệ thông minh trong bất động sản
- SABECO hỗ trợ các tỉnh phía Bắc khắc phục thiệt hại sau bão Yagi
- Vinamilk cùng trẻ em vùng khó khăn, vùng bão lũ vui đón Trung thu
- Đạt mốc 80.013 nhân sự, FPT khẳng định sự tăng trưởng và mở rộng trên toàn cầu
- VCB Digibank cập nhật tính năng chuyển tiền ủng hộ đồng bào bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3
- Tập đoàn ROX ủng hộ 1 tỷ đồng hỗ trợ khắc phục hậu quả bão Yagi