Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Chủ Nhật, Ngày 06 tháng 10 năm 2024,
Gần 500 triệu cổ phiếu mới của ACB dự kiến giao dịch vào tháng 10
An An - 28/08/2020 09:13
 
Từ ngày chốt quyền đến thời điểm cổ tức bằng cổ phiếu chính thức về tài khoản và có thể giao dịch là 2 tháng.

Gần 500 triệu cổ phiếu ACB mới dự kiến giao dịch vào tháng 10Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB) vừa cho biết sẽ đưa 498,82 triệu cổ phiếu mới vào giao dịch trong tháng 10/2020. Đây là số cổ phần phát hành trong đợt chi trả cổ tức năm 2019 bằng cổ phiếu với tỷ lệ 30%. Danh sách cổ đông nhận cổ tức đã chốt trong tuần trước (21/8/2020).

Trong phiên giao dịch không hưởng quyền 20/8,  khối lượng giao dịch đã vọt lên thiết lập mức kỷ lục mới với 19,47 triệu cổ phiếu được khớp lệnh. Giá cổ phiếu phiên này đã tăng 5,6% lên 20.800 đồng/cp (giá sau khi điều chỉnh vì ACB trả cổ tức)

Hơn 34.000 cổ đông đã được phân phối cổ tức đợt này. Vốn điều lệ của ngân hàng dự kiến tăng lên 16.627 tỷ đồng lên gần 21.616 tỷ đồng.

Với giá đóng cửa phiên hôm nay ở mức 21.500 đồng/cp, vốn hóa thị trường của ACB tính trên lượng cổ phiếu mới là 46.472 tỷ đồng, tương đương gần 2 tỷ USD.

Theo kế hoạch, ACB sẽ chuyển sàn từ Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX) sang Sở giao dịch chứng khoán TP HCM (HoSE), thực hiện từ quý 3 đến khi hoàn tất thủ tục. Một số ngân hàng khác như VIB và LienVietPostBank đang giao dịch trên UPCoM cũng dự kiến chuyển sàn HoSE năm nay. Cổ phiếu VIB và LPB đều giao dịch khá tích cực thời gian qua. 

Nửa đầu năm 2020, lợi nhuận của ACB đạt gần 3.060 tỷ đồng, tăng 5,5% so với cùng kỳ. Mảng chính thu nhập lãi vẫn tăng trưởng nhưng  hoạt động dịch vụ và hoạt động khác không được như năm trước. Ngoài ra, chi phí cho nhân viên nhà băng này còn tăng 35% so với cùng kỳ lên 2.383 tỷ đồng. Trong đó, 842 tỷ đồng là tiền thưởng trích trước và có thể thay đổi cuối năm. thu nhập ròng trên mỗi cổ phiếu xấp xỉ 1.783 đồng trong nửa đầu năm. Áp lực về lượng cổ phiếu tăng thêm có thể khiến EPS giảm nếu tăng trưởng lợi nhuận nửa cuối năm không tương xứng.

Thấy gì từ "tham vọng bứt phá” của ACB?
ACB nằm trong top ngân hàng trả cổ tức cao nhất năm 2019, trong khi không ít nhà băng chọn giữ lại lợi nhuận. Dù giúp tăng vốn, phát hành cổ phiếu...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư