
-
Tăng lợi thế cạnh tranh quốc gia từ gỡ rào cản phi thuế quan đúng cách
-
80,8% doanh nghiệp chọn tin tưởng và kỳ vọng vào quý III/2025
-
Vicem đặt nhiều kỳ vọng tiêu thụ xi măng trong quý III/2025
-
Doanh nghiệp ngành dầu khí: Thận trọng khi xây dựng kịch bản cho giai đoạn mới
-
Phòng vệ thương mại với hàng xuất khẩu phức tạp hơn -
Vietravel Airlines có máy bay "của mình"; GELEX lập công ty con; Dabaco vượt kế hoạch lãi cả năm
![]() |
Theo bản cáo bạch, tổng tài sản tại thời điểm 31/12/2017 của Hapro đạt 3.667 tỷ đồng, vốn chủ sở hữu 2.166 tỷ đồng |
Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX) vừa có thông báo về việc chính thức đưa cổ phiếu Tổng công ty thương mại Hà Nội (Hapro) - CTCP vào giao dịch trên thị trường UPCoM từ ngày 4/5/2018.
Theo đó, với mã chứng khoán HTM, gần 75,5 triệu cổ phiếu Hapro sẽ "đổ bộ" lên sàn UPCom vào ngày 4/5, ngay sau kỳ nghỉ lễ kỷ niệm ngày Giải Phóng miền Nam (30/4) và ngày Quốc tế Lao động (1/5) năm nay.
Số lượng chứng khoán đăng ký giao dịch là 75,44 triệu cổ phiếu HTM, tương ứng với tổng giá trị đăng ký giao dịch theo mệnh giá 754,4 tỷ đồng. Đây là số cổ phần trúng đấu giá, đã được các nhà đầu tư thanh toán trong phiên IPO Hapro được tổ chức tại HNX ngày 30/3 vừa qua.
Được biết, giá tham chiếu trong ngày giao dịch đầu tiên của cổ phiếu HTM là 12.900 đồng/cổ phiếu, xấp xỉ mức giá trúng bình quân trong phiên IPO là 12.908 đồng/cổ phần.
Với mức giá khởi điểm trên, tổng số cổ phiếu HTM đăng ký giao dịch trên UPCoM có giá hơn 973 tỷ đồng theo giá thị trường.
Trước khi thực hiện cổ phần hóa, Hapro là doanh nghiệp nhà nước được thành lập theo Quyết định số 129/2004/QĐ-TTG của Thủ tướng Chính phủ và Quyết định số 125/2004/QD-UBND Thành phố Hà Nội. Sau 14 năm hoạt động, trên cơ sở kế thừa các giá trị truyền thống, Hapro đã và đang khẳng định mình như là lá cờ đầu của ngành thương mại Hà Nội. Hapro hiện hoạt động theo mô hình công ty mẹ – công ty con với trên 20 đơn vị thành viên, có thị trường tại hơn 70 nước và vùng lãnh thổ trên thế giới.
Theo phương án cổ phần hóa được phê duyệt và thực hiện, Hapro có vốn điều lệ 2.200 tỷ đồng, trong đó Nhà nước không nắm giữ cổ phần; 1,07 triệu cổ phần chiếm 0,49% vốn điều lệ được dành bán ưu đãi cho người lao động Hapro; 75,93 triệu cổ phần chiếm 34,51% vốn điều lệ dành bán đấu giá công khai ra công chúng và 143 triệu cổ phần, chiếm 65% vốn điều lệ bán cho nhà đầu tư chiến lược.
Theo đó, Hapro đã thông báo chào bán 75.926.000 cổ phần, chiếm 34,51% vốn điều lệ. Phiên đấu giá diễn ra trong ngày 30/3 tại HNX với giá khởi điểm được xác định là 12.800 đồng/cổ phần.
Tại phiên đấu giá, tổng cộng có 346 phiếu lệnh đã được chấp nhận với khối lượng đặt mua hơn 93,181 triệu cổ phần và tổng giá trị hơn 1.200 tỷ đồng. Mức giá trúng bình quân là 12.908 đồng/cổ phần.
Trước đó, Công ty TNHH Motor N.A Việt Nam (Vinamco) đã được phê duyệt làm cổ đông chiến lược của Hapro với việc mua toàn 143 triệu cổ phần Hapro với mức giá chào bán tối thiểu sẽ không thấp hơn giá đấu thành công thấp nhất của phiên IPO.

-
Vicem đặt nhiều kỳ vọng tiêu thụ xi măng trong quý III/2025 -
Doanh nghiệp ngành dầu khí: Thận trọng khi xây dựng kịch bản cho giai đoạn mới -
Phòng vệ thương mại với hàng xuất khẩu phức tạp hơn -
Vietravel Airlines có máy bay "của mình"; GELEX lập công ty con; Dabaco vượt kế hoạch lãi cả năm -
Đã giảm thuế gần 50.000 tỷ đồng cho doanh nghiệp trong nửa đầu năm 2025 -
Chủ tịch UBND TP.HCM: Tỷ lệ "sinh và tử" của doanh nghiệp vẫn rất đáng quan tâm -
Việt Nam áp thuế bột ngọt nhập khẩu thêm 5 năm
-
Vietcombank dẫn đầu ngành ngân hàng về đổi mới sáng tạo và ESG
-
Vietcombank giới thiệu Apple Pay đến chủ thẻ quốc tế Vietcombank JCB
-
Ngân hàng ngoại khuấy động thị trường bất động sản bằng chiến lược "cam kết dài hạn"
-
Acecook Việt Nam công bố chiến lược phát triển mới
-
Tập đoàn AEON chính thức ra mắt Chương trình Điểm thành viên “WAON POINT”
-
OBC Holdings ra mắt thị trường với dự án A&K Tower