-
Mối lo ngại về an toàn thực phẩm trước cổng trường học -
Bộ Y tế ban hành thông tư về thanh toán dịch vụ kỹ thuật thuộc phạm vi bảo hiểm y tế -
Qua thanh, kiểm tra, phát hiện nhiều vi phạm an toàn thực phẩm -
Bộ Y tế ban hành danh mục và thanh toán thuốc bảo hiểm y tế -
Tin mới y tế ngày 20/11: Bộ Y tế quy định 5 tiêu chuẩn chất lượng cơ bản đối với bệnh viện -
Tổ hợp Y tế Phương Đông bị xử phạt vì vi phạm an toàn thực phẩm
Gan nhiễm mỡ là tình trạng mỡ tích tụ từ 5% trọng lượng gan (người bình thường chỉ từ 2%-4%). Bệnh được chia thành 2 loại: Gan nhiễm mỡ không do rượu và gan nhiễm mỡ do rượu.
Béo phì là một trong những yếu tố nguy cơ chính gây gan nhiễm mỡ không do rượu, có thể diễn tiến sang viêm gan, thậm chí xơ gan và ung thư biểu mô tế bào gan. |
Tỷ lệ mắc gan nhiễm mỡ không do rượu trên toàn cầu đang tăng theo thời gian, song hành với đại dịch béo phì và tiểu đường. Bệnh liên quan đến các rối loạn chuyển hóa, bao gồm: tiểu đường tuýp 2, tăng huyết áp, rối loạn lipid máu và nhất là béo phì.
Nguy cơ gan nhiễm mỡ không do rượu tăng khi chỉ số khối cơ thể (BMI) tăng. Bệnh ảnh hưởng đến 50%-90% người béo phì, trong dân số nói chung chỉ khoảng 15%-30%. Trên thực tế, 65% người béo phì độ 1-2 (BMI=30-39,9 kg/m²) và 85% người béo phì độ 3 (BMI=40-59 kg/m²) mắc phải tình trạng này.
Đơn cử, anh N.T.L. (35 tuổi, Hậu Giang) tăng 42kg trong chưa đầy một năm (từ 60kg lên 102 kg), đầu gối, vai gáy thường xuyên đau nhức, khó thở khi leo cầu thang.
Để giảm cân, anh tìm đến các chế độ ăn kiêng khắt khe và sử dụng thực phẩm chức năng nhưng không hiệu quả. Anh đến cơ sở y tế khám, đo chỉ số cơ thể Inbody cho kết quả BMI 41,8 (béo phì độ 3), kết quả xét nghiệm cho thấy gan nhiễm mỡ độ 3, rối loạn mỡ máu, tiền tiểu đường.
Sau 10 tháng kiên trì từ Hậu Giang lên TP.HCM điều trị, anh giảm đến 22 kg, gan hết nhiễm mỡ, béo phì từ độ 3 xuống độ 1, giảm đau khớp cũng như nguy cơ tim mạch, tiểu đường… Mục tiêu của anh là giảm còn 70kg.
TS.Lâm Văn Hoàng, Giám đốc Trung tâm Điều trị giảm cân, hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh cho biết, giảm cân là chìa khóa để kiểm soát và điều trị gan nhiễm mỡ không do rượu.
Chỉ cần giảm khoảng 5-10% trọng lượng cơ thể cũng giúp giảm mỡ gan, cải thiện tình trạng kháng insulin, giảm viêm, chuyển hóa lipid tốt hơn và cải thiện chức năng gan.
Điều này bởi khi ăn quá nhiều thực phẩm giàu calo và carbohydrate, cơ thể có thể xuất hiện tình trạng kháng insulin. Do đó, có hơn 70% người béo phì bị kháng insulin, ảnh hưởng đến hoạt động điều chỉnh lượng đường trong máu, dẫn đến gan sản xuất glucose (đường) quá mức.
Kết quả là gan phải chuyển lượng glucose dư thừa thành chất béo và tích trữ trong các tế bào gan, gây gan nhiễm mỡ. Ngược lại, gan nhiễm mỡ không do rượu cũng gây ra và làm trầm trọng thêm tình trạng kháng insulin, dẫn đến “một vòng luẩn quẩn”.
Béo phì thường đi kèm tăng mức độ acid béo tự do trong máu. Các acid béo này được chuyển từ mô mỡ đến gan, gây tích tụ chất béo tại đây. Khi lượng chất béo vượt quá khả năng chuyển hóa của gan, chất béo tích lũy trong các tế bào gan, dẫn đến gan nhiễm mỡ.
Bên cạnh đó, người béo phì còn bị rối loạn chuyển hóa lipid, khiến cơ thể khó khăn hơn trong việc sử dụng và chuyển hóa chất béo. Khi gan không thể chuyển hóa chất béo hiệu quả, mỡ tích trữ trong tế bào gan, làm tăng nguy cơ gan nhiễm mỡ.
Ngoài ra, tình trạng viêm mãn tính liên quan đến béo phì có thể làm tăng mức độ stress oxy hóa (mất cân bằng giữa các gốc tự do và chất chống oxy hóa trong cơ thể), làm tổn thương tế bào gan, tăng nguy cơ tích tụ chất béo trong gan và tiến triển thành gan nhiễm mỡ.
Béo phì không chỉ gây tích tụ mỡ trong gan mà còn trong các mô mỡ khác trên cơ thể. Lượng mỡ ngoài gan tăng lên tạo áp lực và thúc đẩy gan hấp thụ thêm chất béo từ máu, dẫn đến tình trạng gan nhiễm mỡ.
Để phòng ngừa gan nhiễm mỡ không do rượu ở người béo phì, kiểm soát cân nặng là một trong những biện pháp hiệu quả nhất.
Người thừa cân, béo phì cần được giảm cân toàn diện, đa mô thức, kết hợp các phác đồ điều trị tối ưu, bao gồm các yếu tố: nội tiết, tư vấn dinh dưỡng, chế độ vận động và điều trị công nghệ cao. Từ đó hạn chế các biến chứng nói chung và duy trì sức khỏe toàn diện cho người thừa cân, béo phì.
-
Tin mới y tế ngày 21/11: Những điểm mới trong phòng, chống đại dịch HIV tại Việt Nam -
Hy vọng mới cho bệnh nhân ung thư hàm mặt -
Bộ Y tế ban hành thông tư về thanh toán dịch vụ kỹ thuật thuộc phạm vi bảo hiểm y tế -
Phòng ngừa biến chứng nguy hiểm của sốt xuất huyết Dengue -
Qua thanh, kiểm tra, phát hiện nhiều vi phạm an toàn thực phẩm -
Cảnh báo gia tăng ca mắc xuất huyết não ở người trẻ -
Bộ Y tế ban hành danh mục và thanh toán thuốc bảo hiểm y tế
- NAB Vietnam nhận giải thưởng “Doanh nghiệp xuất sắc châu Á” tại APEA 2024
- SeABank thông báo mời thầu
- Huawei Việt Nam chính thức khởi động cuộc thi ICT Competition 2024 - 2025
- Ấm lòng lễ tri ân của CT Group đến các thầy cô giáo
- Tập đoàn Stavian nhận cú đúp giải thưởng trong Bảng xếp hạng Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024
- AZB - Hành trình kiến tạo "Nơi làm việc tốt nhất châu Á 2024"