-
Khánh Hòa kiến nghị Bộ Tài nguyên và Môi trường gỡ khó về xác định giá đất -
Quy hoạch TP.HCM đã thể hiện tư duy đổi mới, nhìn xa trông rộng, nghĩ sâu làm lớn -
Cho ý kiến chuẩn bị Kỳ họp bất thường lần thứ 9 của Quốc hội -
Chính phủ triển khai kế hoạch xây dựng Trung tâm tài chính tại TP.HCM, Đà Nẵng -
TP.HCM cần trên 4,4 triệu tỷ đồng đầu tư các dự án theo quy hoạch -
Xây dựng Trung tâm tài chính: TP.HCM và Đà Nẵng đã sẵn sàng
Định giá “thoáng”?
Liên quan đến việc vợ chồng Giám đốc Công ty Đại Gia đột nhiên “mất tích” sau khi gán “sổ đỏ” của gia đình bà Hoàng Thị Sau vào ngân hàng LienVietPostBank CN Thăng Long, phóng viên đã tìm hiểu và phát hiện thêm nhiều điểm bất thường cần được làm rõ, trong đó không thể không nhắc đến sự xuất hiện của các cán bộ ngân hàng.
Số 109 đường Ngọc Lâm - Ngọc Lâm - Long Biên (Hà Nội) địa chỉ đăng ký của Công ty Đại Gia là một căn nhà cấp 4 lụp xụp không biển hiệu |
Theo Biên bản định giá nhà đất ghi ký ngày 23/12/2012 giữa 3 bên Ngân hàng LienVietPostBank chi nhánh Thăng Long, Công ty Đại Gia, gia đình bà Sau thì mảnh đất của gia đình bà Sau có diện tích 753m2 là đất ở tại nông thôn, tại xóm Nhồi Trên, xã Cổ Loa, Đông Anh (Hà Nội).
Ngõ ngách rộng trung bình 2,5m, dài 15m. Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất sô BD613061.
Biên bản ghi rõ: "Bất động sản nằm trong khu vực dân cư khá đông, gần trường học, chợ và các trung tâm hành chính tại Cổ Loa. Từ bất động sản có thể di chuyển ra nhiều con đường khác nhau, các phương tiện giao thông ô tô, xe máy di chuyển vào bất dộng sản dễ dàng".
Vì vậy, phía ngân hàng định giá nhà đất của gia đình bà Sau theo giá thị trường là 15 triệu đồng/m2 tương đương tổng giá trị gần 11,3 tỷ đồng. Từ đó, quy ra giá trị tài sản đảm bảo cho Công ty Đại Gia là hơn 7,1 tỷ đồng.
Tuy nhiên, anh Hoàng Gia Long, con trai bà Sau cho rằng có dấu hiệu bất thường trong việc trong việc định giá tài sản mảnh đất của gia đình anh. Anh Long cho biết thời điểm định giá tài sản thửa đất của gia đình anh với diện tích 753m2, khi đó giá thị trường của các mảnh đất tương đương chỉ khoảng 10 triệu đồng/m2 nhưng 3 cán bộ Ngân hàng gồm: ông Lưu Hoài Nam, bà Trần Thị Định Yên và ông Trần Vũ Việt lại đưa ra kết quả định giá đến 15 triệu đồng/m2 đất.
Biên bản định giá nhà đất của LienVietPostBank chi nhánh Thăng Long với gia đình bà Hoàng Thị Sau. |
Hơn nữa, bà Sau cho biết, mảnh đất của gia đình bà nằm lọt thỏm giữa khu dân cư nên không có đường vào ra. 2 con đường mà hiện tại gia đình bà đang sử dụng chỉ là 2 con đường mượn từ diện tích đất hợp pháp của các gia đình lân cận. Vì vậy, theo giá thị trường, mảnh đất gia đình bà có giá trị rất thấp.
Ngoài ra, việc định giá các tài sản đảm bảo theo hợp đồng hạn mức tín dụng ký giữa LienVietPostBank và Công ty Đại Gia hồi tháng 10/2012 cũng có nhiều điểm khó hiểu. Theo đó, 6 “sổ đỏ” cùng lô hàng inox loại một mà Công ty này đem thế chấp được định giá đủ để cấp hạn mức tín dụng 30 tỷ đồng.
Tuy nhiên, đại diện LienVietPostBank cho biết đến nay Công ty này chưa vay hết hạn mức này, nhưng số tài sản nói trên đã không còn đủ đảm bảo nghĩa vụ trả nợ.
Lý giải cho điều này, ngân hàng cho biết thời điểm công ty vay vốn là năm 2012 với tài sản thế chấp là bất động sản và inox, đến thời điểm hiện tại, giá bất động sản và inox giảm.
Chính vì thế, ngân hàng đã có văn bản yêu cầu Công ty Đại Gia bổ sung thêm tài sản đảm bảo, và dẫn đến việc bà Sau bị lừa “chết thay” cho Công ty Đại Gia.
Cán bộ ngân hàng xưng là người nhà “đại gia”?
Bà Sau cho biết, sau khi "dụ dỗ" được gia đình bà đồng ý đưa "sổ đỏ" để Công ty Đại Gia vay giúp 500 triệu, ông giám đốc Hoàng Đức Dũng nhanh chóng thông báo có cán bộ ngân hàng về thẩm định tài sản. Chị Đào Thị Hải, con dâu bà Sau cho biết trước ngày ký kết bản Hợp đồng thế chấp, chị có tiếp đón 4 người về gia đình chị.
"Vì ông Dũng gọi điện thông báo trước có phía ngân hàng về thẩm định tài sản nên tôi cũng nghĩ 4 người là cán bộ ngân hàng. Tuy nhiên, khi tôi hỏi thì họ giới thiệu ở chỗ bà Trịnh Thị Kim Hà (vợ ông Dũng) chứ cũng không giới thiệu là cán bộ ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt (LienVietPostBank) chi nhánh Thăng Long. Sau khoảng 10 phút xem qua khu đất của gia đình tôi, 4 người ra về.
Tuy nhiên theo tìm hiểu của PV, nơi công ty Đại Gia thuê làm trụ sở lại là số 67, phố Phú Viên, phường Bồ Đề - Long Biên (Hà Nội) nhưng đã đóng cửa. |
Tuy nhiên theo tìm hiểu của PV, nơi công ty Đại Gia thuê làm trụ sở lại là số 67, phố Phú Viên, phường Bồ Đề - Long Biên (Hà Nội) nhưng cũng đã đóng cửa.
Ngày 8/1/2013, ông Dũng cùng các cán bộ này về gia đình tôi ký kết bản Hợp đồng thế chấp, tôi vẫn không được biết đó là cán bộ ngân hàng nào. Chỉ khi tôi hỏi bà Trần Thị Định Yên mới được biết đó là cán bộ ngân hàng LienVietPostBank chi nhánh Thăng Long", chị Hải cho biết.
Bà Sau cho biết, lúc ký kết Hợp đồng thế chấp, đại diện phía ngân hàng cũng không hề giải thích cho bà biết cặn kẽ là "sổ đỏ" của tôi đưa vào ngân hàng không phải để vay tiền cho gia đình bà.
Theo phản ánh của gia đình bà Sau, sau khi ký kết bản Hợp đồng thế chấp, toàn bộ hợp đồng cũng như các giấy tờ liên quan, phía ngân hàng mang đi. Sau đó 2 ngày, khi chị Hải gọi điện thoại đề nghị với bà Trần Thị Định Yên được cung cấp một bộ hồ sơ thì khoảng 5 ngày sau chị Hải đến ngân hàng LienVietPostBank chi nhánh Thăng Long mới được cung cấp bản Hợp đồng thế chấp, Biên bản giao nhận tài sản và Biên bản định giá nhà, đất.
Còn theo phía ngân hàng, "sổ đỏ" của gia đình bà Sau được Công ty Đại Gia đưa vào thế chấp nhằm đảm bảo thêm cho tài sản thế chấp cũ hoặc giải ngân thêm vốn vay. Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại, ngân hàng vẫn chưa giải ngân thêm tiền cho Công ty Đại Gia.
Về phản ánh của bà Sau rằng đại diện ngân hàng đã không giải thích cặn kẽ cho bà biết là "sổ đỏ" đưa vào ngân hàng không phải để vay tiền cho gia đình bà, phía Ngân hàng LienvietPostBank cho biết cán bộ ngân hàng nhất thiết phải giải thích cho người dân hiểu trước khi đưa tài sản vào thế chấp cho một công ty khác nhưng có có nhiều hình thức chứ không nhất thiết phải ra văn bản giải thích.
Trước đó, một vụ việc tương tự đã xảy ra ở TX Từ Sơn (Bắc Ninh), khi “đại gia” thép Hương Thịnh đã hứa hẹn để đưa 11 “sổ đỏ” của 10 hộ dân vào thế chấp cho khoản vay đã trở thành nợ xấu của công ty tại Sacombank CN Bắc Ninh. Sau khi báo chí có loạt bài điều tra về vụ việc, Sacombank CN Bắc Ninh và Công ty Hương Thịnh đã ký biên bản trả lại 11 “sổ đỏ” cho các hộ dân nói trên. Về vụ việc này, các luật sư nhận định có dấu hiệu “lừa đảo chiếm đoạt tài sản”, cũng như nhiều dấu hiệu sai phạm khác trong nghiệp vụ thẩm định, quản lý của ngân hàng. |
Anh Thế
Theo Dân trí
-
TP.HCM cần trên 4,4 triệu tỷ đồng đầu tư các dự án theo quy hoạch -
Xây dựng Trung tâm tài chính: TP.HCM và Đà Nẵng đã sẵn sàng -
Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng: Cơ hội vàng để Việt Nam đón nguồn lực tài chính dịch chuyển -
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Trung tâm tài chính là việc mới, việc khó, nhưng khó mấy cũng phải làm -
Nâng cao hiệu quả của trung tâm học tập cộng đồng vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi -
Khánh Hòa thông tin về nguyên nhân 46 dự án phải xác định lại giá đất -
Bộ Công an có tân Thứ trưởng
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 5/1 -
2 TP.HCM cần trên 4,4 triệu tỷ đồng đầu tư các dự án theo quy hoạch -
3 Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng: Cơ hội vàng để Việt Nam đón nguồn lực tài chính dịch chuyển -
4 Lãi suất dự báo đi ngang trong năm 2025 -
5 Đề xuất bổ sung Sân bay Gia Bình vốn 31.300 tỷ đồng vào quy hoạch cảng hàng không, sân bay toàn quốc
- Ký kết hợp tác DIC Resco - MS Real: Khởi đầu định hướng chiến lược mang tầm nhìn dài hạn
- GREENFEED và hành trình nỗ lực kiến tạo nền nông nghiệp bền vững
- Nâng cao chất lượng chăm sóc sức khoẻ cộng đồng - Cần một hợp tác toàn diện
- 1Business - Chìa khóa vàng trong quản trị doanh nghiệp thời đại số
- La Queenara Hội An: Bí quyết đầu tư khách sạn tạo dòng tiền
- Petrocons thông báo Danh mục thoái vốn tại các đơn vị doanh nghiệp (Kỳ 3)