
-
Dự án quy mô 480 ha của Cao su Đồng Phú được chấp thuận đầu tư
-
Nam Việt lên kế hoạch với nhiều tham vọng
-
Đức Long Gia Lai gần 8 năm chưa trả hết nợ trái phiếu
-
Vinaconex muốn bán toàn bộ 51% vốn tại Vinaconex ITC
-
Công ty chứng khoán tăng vốn để tìm động lực cạnh tranh và phát triển -
Cảng Phước An: Cổ đông đề nghị trả cổ tức, minh bạch giao dịch với bên liên quan
![]() |
Công ty Cổ phần Gang thép Thái Nguyên (Tisco, mã chứng khoán; TIS) vừa công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý I/2022. Theo đó, doanh thu quý I của công ty tăng 24%, đạt 3.733 tỷ đồng song giá vốn lại tăng tới 26% khiến lợi nhuận gộp chỉ còn 140 tỷ đồng, giảm gần 11% so với cùng kỳ năm ngoái.
Biên lợi nhuận gộp giảm do nguyên liệu đầu vào tăng quá cao trong khi giá thành phẩm không thể tăng tương ứng là nguyên nhân khiến Tisco và nhiều doanh nghiệp thép sụt giảm lợi nhuận quý I. Giá thép thế giới đã đi qua đỉnh chu kỳ và được kỳ vọng sẽ giảm dần trong năm 2022 - 2023.
Trong kỳ, chi phí tài chính (chủ yếu là lãi vay) của công ty giảm khá mạnh 17% còn 27,8 tỷ đồng song chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp tăng 12,7%. Đồng thời, hoạt động khác cũng lỗ tới 4,4 tỷ đồng (cùng kỳ lỗ 3,6 tỷ đồng).
Sau thuế, doanh nghiệp này chỉ còn ghi nhận 29,2 tỷ đồng lãi ròng, giảm 34% so với cùng kỳ năm 2021.
Ngoài kết quả kinh doanh thụt lùi thì gánh nặng nợ nần vẫn là bài toán lớn nhất của doanh nghiệp này. Tại thời điểm cuối quý I/2022, tổng tài sản của TISCO đạt 11.100 tỷ đồng, tăng nhẹ so với năm ngoái. Trong đó, tài sản ngắn hạn chỉ đạt 3.458 tỷ đồng trong khi nợ phải trả ngắn hạn lên tới hơn 6.785 tỷ đồng, cho thấy khả năng thanh toán khoản nợ ngắn hạn rất khó khăn.
Tại thời điểm 31/3/2022, nợ phải trả của công ty là 9.023 tỷ đồng, cao gấp 4,5 lần vốn chủ sở hữu. Chỉ tính riêng lãi vay, công ty đang có tới 2.497 tỷ đồng nợ ngắn hạn và 1.742 tỷ đồng nợ dài hạn.
Hiện nay, công ty đang còn khoảng 2.200 tỷ đồng nợ gốc và lãi vay phải trả ngân hàng liên quan đến Dự án Gang thép giai đoạn 2 đã quá hạn thanh toán nhưng chưa có nguồn trả nợ. Lợi nhuận chưa phân phối lũy kế đến cuối quý I/2022 của công ty chỉ đạt vỏn vẹn 309 tỷ đồng.
Gánh nặng nợ lớn là nguyên nhân khiến TISCO 10 năm liên tiếp không chia cổ tức cho cổ đông.
Theo tài liệu họp ĐHĐCĐ thường niên đã được công bố, công ty đặt kế hoạch doanh thu năm 2022 đạt 20.105 tỷ đồng, tăng 56% so với cùng kỳ năm 2021 song lựoi nhuận lại dự kiến chỉ đạt 90 tỷ đồng, giảm mạnh 42% so với thực hiện năm 2021.
Về kế hoạch đầu tư, Tisco dự kiến đầu tư vào 3 dự án trong năm 2022, bao gồm dự án cải tạo mở rộng khai thác hầm lò Nam Làng Cẩm, dự án khai thác than mỡ hầm lò khu Bắc Làng Cẩm và dự án đầu tư xây dựng công trình khai thác quặng sắt khu Hòa Bình (thuộc xã Cây Thị, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên).
Về dự án mở rộng sản xuất giai đoạn 2, Tisco sẽ tiếp tục triển khai thực hiện theo chỉ đạo của Chính phủ, các ban, bộ ngành của Tổng Công ty Thép Việt Nam.

-
Cảng Phước An: Cổ đông đề nghị trả cổ tức, minh bạch giao dịch với bên liên quan -
Chứng khoán Tiên Phong có tân Chủ tịch HĐQT, đặt kế hoạch doanh thu 1.379 tỷ đồng -
Nhiệt điện Phả Lại lên tiếng về việc dây chuyền 1 kinh doanh thua lỗ liên tục -
Becamex IDC giảm 150 triệu cổ phiếu chào bán ra công chúng thông qua đấu giá trên HoSE -
Thép Tiến Lên tiếp tục kế hoạch chào bán 112,32 triệu cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu -
Liên tục thâu tóm cảng biển, Viconship phải tìm dòng tiền mới -
ĐHĐCĐ SASCO: Chia cổ tức cao kỷ lục, định hướng chiến lược hướng sân bay Long Thành
-
Bệnh viện FV: Bệnh nhân được BHYT chi trả 100% quyền lợi khi khám, chữa bệnh
-
Sun Casa Square đẩy mạnh thi công, dự kiến bàn giao vào cuối năm 2025
-
DXMD Việt Nam tiếp tục ghi danh vào Top 10 sàn giao dịch bất động sản xuất sắc Việt Nam
-
Câu lạc bộ Doanh nhân Sài Gòn chính thức đổi tên thành Hội doanh nhân Sài Gòn
-
Từ quầy hàng nhỏ đến doanh nghiệp bài bản: VPBank tiếp sức đúng lúc, đồng hành dài lâu
-
Giải pháp phát triển bền vững toàn diện cho doanh nghiệp trong kỷ nguyên mới