-
Hỗ trợ khẩn cấp 30 tỷ đồng cho tỉnh Yên Bái khắc phục thiệt hại do cơn bão số 3 -
Quảng Trị yêu cầu làm rõ có hay không việc doanh nghiệp không chọn đi qua cửa khẩu Lao Bảo -
Ra mắt tổng đài tiếp nhận thông tin cứu trợ khẩn cấp 18006132 -
Quảng Trị ưu tiên phát triển 5 lĩnh vực có thế mạnh -
Đề xuất phát triển điện hạt nhân tại Việt Nam trong thời gian tới -
Petrovietnam đảm bảo cung ứng xăng dầu cho các vùng bị ảnh hưởng bởi bão lũ
Thông tin từ Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, 9 tháng đầu năm 2023, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu nông lâm thủy sản ước đạt 68,92 tỷ USD, giảm 7,5% so với cùng kỳ năm ngoái.
Do giá trị của một số mặt hàng xuất khẩu chính giảm sâu, nên tổng kim ngạch xuất khẩu ước đạt 38,48 tỷ USD, giảm 5,1% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, nhóm thuỷ sản đạt giá trị 6,64 tỷ USD, giảm 21,7%; lâm sản 10,44 tỷ USD, giảm 20,6%; đầu vào sản xuất đạt 1,49 tỷ USD, giảm 20,2%.
Điểm sáng là nhóm nông sản và chăn nuôi có giá trị xuất khẩu tăng, trong đó nông sản đạt 19,54 tỷ USD, tăng 16,7% và sản phẩm chăn nuôi ước đạt 369 triệu USD, tăng 26,4%.
Trong nhóm nông sản, nhiều mặt hàng ghi nhận giá trị xuất khẩu tăng phi mã, như nhóm hàng rau quả đạt 4,2 tỷ USD, tăng 71,8%; gạo đạt 3,66 tỷ USD, tăng 40,4%; hạt điều 2,61 tỷ USD, tăng 14,3%.
Giá xuất khẩu bình quân một số nông sản chính có xu hướng tăng, như giá gạo đạt 553 USD/tấn, tăng 14% (có thời điểm lên đến gần 650 USD/tấn); giá cà phê đạt 2.499 USD/tấn, tăng 9,9%.
Về thị trường, Trung Quốc, Mỹ và Nhật Bản tiếp tục duy trì là 3 thị trường xuất khẩu lớn nhất của ngành nông nghiệp trong 9 tháng đầu năm 2023. Cụ thể, giá trị xuất khẩu sang Trung Quốc chiếm tỉ trọng 22,1%, tăng 13,8% so với cùng kỳ năm trước; Mỹ chiếm 20,7%, giảm 22,6% và Nhật Bản chiếm 7,6%, giảm 7,7%.
Thứ trưởng Phùng Đức Tiến nhận định trong bối cảnh đặc biệt khó khăn như hiện nay, ngành nông nghiệp vẫn đạt được những kết quả khả quan, nhiều lĩnh vực đạt kết quả cao nhờ vào nỗ lực của toàn ngành trong việc tiếp tục phát huy hiệu quả chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, khơi thông các nguồn lực cho phát triển sản xuất.
Để hoàn thành các mục tiêu xuất khẩu, từ nay đến cuối năm 2023, đối với lĩnh vực thủy sản, ngành tập trung kiểm soát các hành vi nghiêm trọng về khai thác IUU (khai thác hải sản bất hợp pháp, không khai báo và không theo quy định), ngặn chặn tình trạng tàu cá, ngư dân Việt Nam khai thác trái phép vùng biển nước ngoài; đồng thời chuẩn bị nội dung để tiếp và làm việc với Đoàn Thanh tra của Ủy ban châu Âu trong tháng 10/2023.
Toàn ngành đẩy mạnh phát triển thị trường tiêu thụ trong nước và xuất khẩu, tiếp tục xử lý các vấn đề thị trường nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho xuất khẩu nông sản, thủy sản, đặc biệt là thị trường Trung Quốc, Mỹ, EU, liên minh kinh tế Á - Âu... Tận dụng các hiệp định thương mại tự do, đặc biệt là Hiệp định CPTPP, EVFTA để đẩy mạnh xuất khẩu hàng nông lâm thủy sản chủ lực, hỗ trợ doanh nghiệp ký kết đơn hàng xuất khẩu mới.
-
Ra mắt tổng đài tiếp nhận thông tin cứu trợ khẩn cấp 18006132 -
Trình Thủ tướng Chính phủ quyết định Khu thương mại tự do Đà Nẵng trong quý IV/2024 -
Quảng Trị ưu tiên phát triển 5 lĩnh vực có thế mạnh -
Kinh tế năm 2024 nỗ lực để về đích, GDP bình quân đầu người có thể đạt 4.647 USD -
Đề xuất phát triển điện hạt nhân tại Việt Nam trong thời gian tới -
Petrovietnam đảm bảo cung ứng xăng dầu cho các vùng bị ảnh hưởng bởi bão lũ -
Ban hành danh mục dịch vụ sự nghiệp công cơ bản, thiết yếu thuộc lĩnh vực tài chính
- Central Retail Việt Nam khai trương Trung tâm thương mại GO! Hà Nam
- Chủ tịch HĐQT TTC AgriS và Betrimex nỗ lực phát triển bền vững nông nghiệp
- SeABank ủng hộ 3 tỷ đồng chung sức cùng đồng bào bị ảnh hưởng bởi bão số 3
- Ông Andrew Khan làm Tổng giám đốc Carlsberg Việt Nam
- Bảo hiểm PJICO kịp thời tạm ứng quyền lợi bảo hiểm cho khách hàng chịu ảnh hưởng bởi bão Yagi
- TKV: Các đơn vị đã cơ bản sản xuất trở lại sau bão số 3