-
Hội Doanh nhân trẻ Đà Nẵng hỗ trợ nâng cao năng lực quản trị cho doanh nghiệp -
Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam có Chủ tịch Hội đồng quản trị mới -
Ông Dương Văn Bắc được bổ nhiệm chức Phó tổng giám đốc Tập đoàn Novaland -
Doanh nhân Tạ Huy Bình, Chủ tịch HĐQT, Tổng giám đốc MINSANDO: Hành trình chinh phục các chứng chỉ xanh -
Doanh nhân Lê Lan Hương, Nhà sáng lập thương hiệu H’EMR: Gìn giữ những mảnh ghép của văn hóa Việt Nam -
Doanh nhân Nguyễn Thị Minh Đăng, CEO Công ty cổ phần Koro: Người tiên phong “chẩn bệnh” cho nước
Doanh nhân Nguyễn Ngọc Luận ký kết hợp tác với đối tác tại châu Phi để phân phối hàng hóa đến một số quốc gia ở châu lục này |
Đưa ra thị trường sản phẩm cà phê nông sản
Nhấp một ngụm cà phê khoai môn ấm nóng giữa cơn mưa bất chợt của Sài Gòn, rồi từ từ cảm nhận hương cà phê nguyên chất quyện với mùi khoai môn đặc trưng. Có lẽ, bất kỳ ai lần đầu được thưởng thức món đồ uống lạ miệng này đều có những cảm nhận rất riêng và cũng rất thích thú, vì đây là sản phẩm do chính người Việt tạo ra.
Đằng sau thứ đồ uống được lòng người tiêu dùng trong và ngoài nước lựa chọn là câu chuyện trăn trở để nâng tầm nông sản Việt của ông Nguyễn Ngọc Luận, CEO Công ty TNHH Liên kết thương mại toàn cầu, người sáng lập thương hiệu Meet More Coffee và phát triển những sản phẩm mang tính đột phá với các loại cà phê nông sản.
Năm 2014, khi là Chủ tịch Câu lạc bộ Doanh nghiệp Sài Gòn - ASEAN, Nguyễn Ngọc Luận có cơ hội dẫn doanh nghiệp nước ngoài đến các vùng nguyên liệu tại các tỉnh, thành phố trong cả nước để giới thiệu nông sản Việt và là cầu nối đưa nông sản của bà con nông dân ra nước ngoài. Song, thời điểm đó, nông sản của Việt Nam thường xuyên rơi vào tình trạng “được mùa - mất giá”.
CHAT VỚI DOANH NHÂN NGUYỄN NGỌC LUẬN
Đâu là lý do ông lựa chọn phát triển cà phê nông sản trong hành trình khởi nghiệp ở tuổi ngoài 40?
Trong quá trình nghiên cứu, tôi dự định kinh doanh các loại trái cây trước, nhưng sau đó, tôi lại thấy rằng, nông sản của Việt Nam rất đa dạng và nếu chúng ta kết hợp lại thì sẽ tốt hơn so với việc đứng một mình. Từ đó, tôi lựa chọn cà phê - một loại thức uống nổi tiếng, nhưng chưa có tên trên bản đồ thế giới, dù Việt Nam nằm trong tốp đầu xuất khẩu cà phê hiện nay. Vì vậy, tôi quyết định kết hợp các nông sản quý của Việt Nam lại với nhau. Đó là cà phê với các loại trái cây.
Những khó khăn mà ông gặp phải trong giai đoạn đầu khởi nghiệp là gì?
Trong những năm đầu ra đời, sản phẩm Meet More Coffee không được may mắn, khi trải qua đại dịch Covid-19 và tiếp đến là xung đột giữa Nga và Ukraine. Vì vậy, doanh nghiệp mới bắt đầu phát triển tốt từ 2 năm trở lại đây, trong đó, chủ yếu là hoạt động xuất khẩu.
Giá trị của việc kết hợp giữa cà phê và nông sản Việt là gì, thưa ông?
Công ty đang hướng đến giá trị của nông sản Việt với mong muốn tạo ra sự khác biệt. Tuy nhiên, không phải bất kỳ loại nông sản nào cũng có thể đứng chung với cà phê. Cũng vì vậy, chúng tôi đã phải nghiên cứu rất kỹ, rất sâu để khi nông sản kết hợp với cà phê sẽ có được giá trị tốt, đem lại được chất dinh dưỡng cho người tiêu dùng.
Thưa ông, xem ra, việc Công ty phát triển thị trường xuất khẩu trước là hướng đi đúng đắn và hiệu quả?
Khi bắt đầu khởi nghiệp, hầu hết doanh nghiệp lựa chọn phát triển tại thị trường nội địa. Nhưng đối với sản phẩm Meet More Coffee, chúng tôi hoàn toàn đi ngược lại, do sản phẩm cà phê nông sản còn quá mới lạ với người tiêu dùng trong nước. Khách hàng nước ngoài là mục tiêu hướng đến vì nhóm khách này đã quen với “gu” cà phê nhạt, không đậm đặc. Ngoài ra, khi người tiêu dùng quốc tế chấp nhận sản phẩm cà phê nông sản Việt, thì sản phẩm sẽ được nâng tầm về giá trị và khách hàng trong nước sẽ tin tưởng hơn khi doanh nghiệp phát triển trong nước.
“Hàn Quốc xây dựng được thương hiệu nước gạo vững mạnh và xuất khẩu sang nhiều nơi trên thế giới. Vì vậy, các doanh nghiệp Hàn Quốc thắc mắc với tôi rằng, dù được thiên nhiên ưu đãi cho khí hậu nhiệt đới, cây trái phát triển đa dạng, nhưng hầu hết các loại nông sản không được đầu tư theo hướng chế biến sâu, sản xuất nông sản chất lượng cao. Từ đó, tôi tự đặt câu hỏi, tại sao chúng ta không tạo ra được sản phẩm như thế để vừa giúp bà con nông dân, vừa nâng cao giá trị nông sản”, Nguyễn Ngọc Luận bộc bạch.
Chính đánh giá của các chủ doanh nghiệp nước ngoài rằng, “nông sản bản địa tại Việt Nam cực kỳ giá trị, nhưng chưa biết cách tận dụng” đã gợi lên cho anh nhiều suy nghĩ. Đó cũng là hành trình đưa CEO Nguyễn Ngọc Luận khởi nghiệp ở tuổi ngoài 40 và với thương hiệu Meet More Coffee từ năm 2018, với giấc mơ đưa cà phê nông sản vươn ra thế giới
Doanh nhân Nguyễn Ngọc Luận đã khéo léo kết hợp những hương vị từ cà phê nguyên chất cùng các loại nông sản thuần Việt, rồi biến chúng trở thành thức uống được yêu thích ở nhiều quốc gia.
Cà phê nông sản khởi đầu với 5 vị, gồm khoai môn, bạc hà, nhàu, xoài, dừa. Đến nay, Nguyễn Ngọc Luận không ngừng tìm hiểu và kết hợp thêm nhiều loại nông sản, như trà xanh, đậu xanh… Trong tương lai, thương hiệu này hướng đến 63 vị đặc trưng cho các loại nông sản ở 63 tỉnh, thành phố trên cả nước, như thanh long Bình Thuận, xoài Tiền Giang…
Tuy nhiên, không hề là “tay mơ” trong ngành thực phẩm - đồ uống (F&B), doanh nhân Nguyễn Ngọc Luận đã trải qua 2 thập kỷ làm thuê với vị trí giám đốc ngành hàng sữa, nước ngọt cho doanh nghiệp trong và ngoài nước, rồi trải qua kinh doanh ngành hàng vật liệu xây dựng…
Nhờ đó, sau 2 năm đưa Meet More Coffe có mặt trên thị trường, sản phẩm cà phê trái cây đã chinh phục được nhiều khách hàng trên thế giới. Đặc biệt, ngoài nhà xưởng rộng lớn tại huyện Hóc Môn (TP.HCM) để sản xuất, Nguyễn Ngọc Luận còn bán nhượng quyền các xe cà phê trái cây, bao gồm cả máy pha cà phê ứng dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI).
Hành trình chinh phục thị trường khó tính
“Thời gian đầu, Meet More Coffee gặp nhiều khó khăn vì thị trường Việt Nam không chấp nhận, bởi người Việt quen với vị và phong cách uống cà phê truyền thống. Trong khi đó, để làm truyền thông thay đổi được tư duy tiêu dùng cũng như quan niệm của khách hàng, cần phải có nguồn kinh phí rất lớn. Chính vì vậy, tôi chuyển hướng xuất khẩu trước, trong đó, Hàn Quốc là thị trường quốc tế đầu tiên tôi chọn”, Nguyễn Ngọc Luận tâm sự.
Tuy nhiên, xuất khẩu chính ngạch nông sản Việt chưa bao giờ là con đường dễ, đặc biệt đối với điều kiện trồng trọt ở trong nước và yêu cầu về chất lượng sản phẩm của các thị trường khó tính trên thế giới.
Theo CEO 7X, để chinh phục thị trường quốc tế, Công ty đã phải chuẩn bị ngay trong nội bộ, từ quy trình sản xuất đến chất lượng sản phẩm. Doanh nghiệp có bộ phận R&D (nghiên cứu và phát triển sản phẩm) để cho ra được những tiêu chuẩn của sản phẩm, bộ phận quản lý chất lượng theo dõi quản lý quy chuẩn của các nước…
Điều kiện quan trọng không kém là trong quá trình sản xuất, doanh nghiệp đã nghiên cứu các văn bản phù hợp với các tiêu chí của nhiều quốc gia, từ quy trình sản xuất đến bao bì sao cho phù hợp. Trong đó, ở các thị trường lớn, Nguyễn Ngọc Luận lựa chọn con đường chinh phục kiều bào sinh sống ở các nước sở tại và tiến hành truyền thông về sản phẩm và thương hiệu để những người con của Việt Nam biết đến sản phẩm Việt.
“Mất một năm để tôi làm điều đó. Chia sẻ hóm hỉnh hơn, thì chúng tôi gọi đây là hành trình đi bán dạo. Tại nhiều quốc gia, ngoài các triển lãm hay chương trình xúc tiến thương mại, doanh nghiệp sẽ đưa sản phẩm đến các chợ, khu vực có nhiều người Việt…, nhằm giới thiệu và để người tiêu dùng trải nghiệm miễn phí sản phẩm. Sau khi dùng thử, Meet More Coffee được đánh giá là phù hợp với khẩu vị của khá đông người tiêu dùng”, Ngọc Luận chia sẻ.
Đây được xem như một trong những hướng đi đúng đắn của CEO Nguyễn Ngọc Luận. Sau gần 5 năm chinh chiến ở thị trường quốc tế, Meet More Coffee đang ngày càng tạo được dấu ấn riêng biệt với người tiêu dùng, dần chiếm được cảm tình của đông đảo cộng đồng kiều bào khắp thế giới bởi sự mới mẻ, độc đáo. Đến nay, sản phẩm đã có mặt tại nhiều thị trường lớn, như Mỹ, Nga, Hàn Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ, châu Âu… và gần đây nhất là châu Phi.
Nâng cao uy tín với người tiêu dùng Việt
Năm 2020, Công ty đạt tổng doanh thu 50 tỷ đồng, trong đó thị trường xuất khẩu chiếm 90%. Sau khi xuất khẩu thành công, Nguyễn Ngọc Luận chính thức đưa Meet More
Coffee quay lại chinh phục khách hàng trong nước. Đến nay, doanh số từ thị trường nội địa đã chiếm tỷ trọng hơn 30%.
“Sau thành công ở thị trường quốc tế, tôi mới quay trở lại với thị trường Việt Nam. Thị trường trong nước rất tiềm năng, vì vậy, khi đã có nền tảng và khẳng định được uy tín, chất lượng và giá trị của thương hiệu, thì tôi tin, người tiêu dùng Việt sẽ dễ dàng đón nhận và ủng hộ sản phẩm”, Ngọc Luận chia sẻ.
Cuối năm 2022, Hội Nông dân TP.HCM đã trao danh hiệu “Sản phẩm nông nghiệp tiêu biểu TP.HCM 2021” cho cà phê Meet More Coffee. Đến năm 2023, Công Ty TNHH Liên kết thương mại toàn cầu có 4 sản phẩm đạt chứng nhận OCOP 4 của TP.HCM.
Đây là bước đệm thuận lợi để thương hiệu có thể tiếp cận nhanh hơn đến người tiêu dùng trong nước thông qua các hệ thống siêu thị, đại lý bán lẻ, sàn thương mại điện tử và các trang mạng xã hội để có được thị phần cao hơn.
Trong thời gian tới, doanh nghiệp tập trung nghiên cứu tạo ra nhiều sản phẩm cà phê vị trái cây độc đáo để chinh phục thị trường nội địa và mở rộng thị trường xuất khẩu. Với Nguyễn Ngọc Luận, với sự thay đổi tư duy, dù làm ở bất cứ ngành nào, tìm kiếm cái mới trong cái cũ..., thì sản phẩm của doanh nghiệp luôn có sự mới mẻ, thu hút được người tiêu dùng.
Ngoài ra, với niềm tự hào về sản phẩm Việt, ngoài Meet More Coffee, Nguyễn Ngọc Luận vẫn đang hỗ trợ và kết nối với rất nhiều doanh nghiệp sản xuất nông sản chất lượng cao của Việt Nam vào cùng một hệ thống phân phối của doanh nghiệp để đưa sản phẩm ra thế giới.
Do đó, CEO Nguyễn Ngọc Luận cũng luôn sẵn sàng tư vấn miễn phí cho nhiều doanh nghiệp mới khởi nghiệp để tiến bước trên con đường kinh doanh. Mong muốn của ông không chỉ là tạo ra nhiều giá trị cho xã hội, mà còn là giấc mơ nâng tầm vị thế doanh nghiệp Việt trên trường quốc tế.
-
Doanh nhân Tạ Huy Bình, Chủ tịch HĐQT, Tổng giám đốc MINSANDO: Hành trình chinh phục các chứng chỉ xanh -
Doanh nhân Nguyễn Ngọc Huyền, Chủ tịch HĐQT Mia Group: Nâng cấp với nông nghiệp bền vững -
Doanh nhân Lê Lan Hương, Nhà sáng lập thương hiệu H’EMR: Gìn giữ những mảnh ghép của văn hóa Việt Nam -
[Megastory] "Giàng A Hiếu" - Người đánh thức "xứ sở hạnh phúc Suối Giàng" và khát khao đưa trà Việt lên đỉnh thế giới -
[Emagazine] CEO HVN Travel Trương Minh Tuấn: "Không chọn lợi nhuận cao nhất, tôi chọn tuyệt vời nhất" -
Trần Văn Phong, đồng sáng lập SwiftHub: Định nghĩa lại dịch vụ hoàn tất đơn hàng -
Doanh nhân Nguyễn Thị Minh Đăng, CEO Công ty cổ phần Koro: Người tiên phong “chẩn bệnh” cho nước
- Gala tiếng Việt thân thương “Lời quê hương - Lời sắt son”
- Hồ sơ, Quy trình đăng ký kinh doanh tại Tư Vấn Quang Minh
- Điều gì giúp Vinasoy trở thành "Nơi làm việc tốt nhất Châu Á" năm 2024?
- Thương hiệu JW Marriott- JW Marriott Hotel & Suites Saigon chính thức ra mắt tại TP.HCM
- Triển khai mua bán vàng (digiGOLD) trên ứng dụng số VietinBank iPay Mobile
- FPT IS và Mastercard bắt tay triển khai số hóa thanh toán trong giao thông công cộng tại Việt Nam