-
Tổng giám đốc Vikoda bác bỏ quan điểm chữa ung thư bằng nước kiềm -
Dịch sởi đang tăng, nhiều tỉnh, thành phố chưa đạt yêu cầu về tiêm chủng vắc-xin -
Tin mới y tế ngày 25/11: Bộ Y tế quy định giá giường bệnh dịch vụ -
Tự ý bó lá chữa gãy xương: Bài học từ ca bệnh thuyên tắc phổi nguy hiểm -
Công nghệ 3D giúp loại bỏ biến chứng cho bệnh nhân sau khi thay khớp háng -
Vingroup và Bệnh viện Bạch Mai hợp tác toàn diện, thúc đẩy mô hình bệnh viện xanh
Trong căn phòng làm việc đầy ắp tài liệu y học, GS. Nguyễn Anh Trí kể về thời mà ông dành mọi tâm huyết để đưa việc xét nghiệm tại nhà về Việt Nam.
Thập kỷ 90 của thế kỷ trước, ở Việt Nam chưa có dịch vụ lấy mẫu bệnh phẩm tại nhà. Trong quãng thời gian tu nghiệp ở Nhật Bản, ông được đào tạo về lĩnh vực này và nhận thấy đây là dịch vụ rất hữu ích cho xã hội. Nung nấu ý nghĩ mang công nghệ này về nước, năm 1996, ông cùng với 5 người bạn thân nhen nhóm thực hiện ý tưởng thiết lập một dịch vụ y tế rất mới tại Việt Nam - dịch vụ lấy mẫu xét nghiệm tận nơi.
Theo đó, một phòng xét nghiệm nhỏ (labo) có tên là “Phòng xét nghiệm lâm sàng tổng hợp”, được ông và những người bạn lập ra. Địa điểm mà nhóm lựa chọn là Bệnh viện Đa khoa Tràng An. Dù gặp nhiều trở ngại ở giai đoạn đầu, nhưng với tâm huyết, sự sáng tạo và kiên trì nỗ lực, nhóm của ông đã tách ra khỏi cơ sở ban đầu để xây dựng MEDLATEC - Trung tâm xét nghiệm lấy mẫu bệnh phẩm tại nhà với tiêu chí: công nghệ Nhật Bản tiện ích phục vụ người dân Việt.
Khi mới thành lập, hoạt động của Trung tâm rất khó khăn vì người dân còn chưa tin tưởng, đội ngũ nhân sự thì mỏng. Nhớ lại khi ấy, GS.Trí kể, quy trình khám chữa bệnh thông thường mà mọi người đều nghĩ rằng hợp lý, đó là ốm thì đến bệnh viện khám. Khám xong, bác sỹ mới chỉ định xét nghiệm, trả xét nghiệm xong thì bác sỹ sẽ kê đơn.
Vậy mà, MEDLATEC lại làm ngược lại, nên gặp phải phản ứng của cộng đồng. Ngay cả nhà đầu tư cũng nghi ngờ không thành công. Dù vậy, ông và các đồng nghiệp vẫn kiên định với lựa chọn.
Theo thời gian, nhờ tâm huyết, tinh thần tận tụy và năng lực truyền cảm hứng của vị “thuyền trưởng” Nguyễn Anh Trí, mà MEDLATEC từng bước đưa được dịch vụ lấy bệnh phẩm tại nhà phát triển cả chiều sâu và rộng tại Hà Nội, rồi dần lan tỏa ra cả nước.
Trong quá trình hoạt động, GS. Nguyễn Anh Trí luôn nói với các nhân viên ở MEDLATEC là người Nhật xem việc lấy mẫu bệnh phẩm tại nhà thực chất là một công nghệ. Trước hết, đây là công nghệ của sự tổ chức, của việc áp dụng các công nghệ mới trong điều hành, quản lý để thực hiện dịch vụ tốt nhất cho người bệnh.
Thấm nhuần quan điểm của GS. Trí, suốt hơn 20 năm qua, dịch vụ lấy mẫu xét nghiệm tận nơi của MEDLATEC đã đi tới mọi nẻo đường để phục vụ chăm sóc sức khỏe người dân Thủ đô và nhiều tỉnh, thành phố trên cả nước. Và dịch vụ này dần trở thành sự lựa chọn thông minh cho chăm sóc sức khỏe của nhiều gia đình Việt.
Bằng việc liên tục đổi mới, đưa công nghệ 4.0 vào quản lý, nâng tầm dịch vụ nhằm mang lại những tiện ích tối đa cho người dân khi tiết kiệm thời gian đi lại, không phải chờ đợi, đến nay, MEDLATEC đã triển khai được đồng bộ hơn 600 dịch vụ xét nghiệm để phục vụ nhu cầu chẩn đoán bệnh.
Ở MEDLATEC, GS. Trí thường nói với đội ngũ lãnh đạo và y, bác sỹ rằng, những nhân viên đi lấy bệnh phẩm tại nhà không phải là người thợ, mà là người trực tiếp mang thông tin y tế và thực hiện hoạt động chuyên môn đến tận nơi. Trong quá trình đào tạo, GS. Trí luôn nhấn mạnh, nhân viên cần có 2 yêu cầu bắt buộc, đó là tinh nhuệ về nghề nghiệp và tính trung thực, thật thà.
Với sự đầu tư về trí tuệ, nguồn nhân lực chất lượng cao và cơ sở vật chất hiện đại, MEDLATEC đã thực hiện mục tiêu đạt chuẩn quy trình xét nghiệm quốc tế ISO 15189:2012 tại toàn hệ thống trung tâm xét nghiệm ở các tỉnh, thành phố.
Kể về chặng đường đã qua, GS. Nguyễn Anh Trí nhấn mạnh, để MEDLATEC được thành công như ngày hôm nay chính là nhờ tình đồng đội, sự tin cậy lẫn nhau của các thành viên trong nhóm từ những ngày đầu thành lập.
Chia sẻ về việc lựa chọn cống hiến với nghề y, GS. Trí cho hay, ông luôn xác định, nghề thầy thuốc là nghề cứu người, giúp đời, chứ không phải để làm giàu. Trong sự nghiệp của GS - AHLĐ. Nguyễn Anh Trí gắn liền với hai sự kiện có ý nghĩa nhân văn vô cùng lớn của ngành huyết học, đó là “Lễ hội Xuân Hồng” và “Hành trình đỏ”. Ông cũng là người từng sở hữu 2 ngân hàng đặc biệt: Ngân hàng máu sống và Ngân hàng tế bào gốc máu dây rốn cộng đồng.
Đặc biệt, trong hành trình 15 năm lãnh đạo Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương (từ năm 2003 đến năm 2017), ông và các cộng sự đã thực hiện nhiều đổi mới mà hiếm bệnh viện nào làm được như nâng số giường bệnh lên gấp 3 lần, đưa nhiều kỹ thuật mới vào điều trị ung thư máu, nâng hiệu quả điều trị các bệnh lý về máu.
Cả cuộc đời cống hiến cho nghề y, ông luôn tâm niệm “sống là cho, đâu chỉ nhận riêng mình". Với tinh thần ấy, ông đang dẫn dắt MEDLATEC phát triển bởi những thầy thuốc có tâm, có tầm, luôn khai mở những hướng đi mới trong sứ mệnh chữa bệnh cứu người.
-
Tin mới y tế ngày 26/11: Bộ Y tế yêu cầu xử lý triệt để dịch bạch hầu -
Bốn ca tử vong, dịch cúm A nguy hiểm thế nào? -
Dịch sởi đang tăng, nhiều tỉnh, thành phố chưa đạt yêu cầu về tiêm chủng vắc-xin -
Dịch sởi tăng cao, nhiều ca bệnh chưa tiêm vắc-xin -
Những điểm mới nhất về khám chữa bệnh bảo hiểm y tế từ năm 2025 -
Tin mới y tế ngày 25/11: Bộ Y tế quy định giá giường bệnh dịch vụ -
Tự ý bó lá chữa gãy xương: Bài học từ ca bệnh thuyên tắc phổi nguy hiểm
- Bí quyết kiến tạo môi trường làm việc tại AEON Việt Nam
- Bội thu giải thưởng, xây dựng Central khẳng định uy thế dẫn đầu
- Wataco hợp tác triển khai Dự án Điện mặt trời áp mái cùng Ryobi DS
- Tích hợp công nghệ, đón đầu xu hướng Welly Fitness chính thức có mặt tại Hải Phòng
- Kinh tế Bà Rịa - Vũng Tàu tăng trưởng ấn tượng
- MIPA mở rộng nhận diện thương hiệu tại thị trường Việt Nam