
-
Thủ tướng: Xử lý nghiêm các hành vi đầu cơ, lũng đoạn thị trường bất động sản
-
Chủ tịch Thaco xúc động, hứa thực hiện hoài bão của nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương
-
Thương nhớ Chủ tịch nước Trần Đức Lương: Một thời cống hiến cho sự nghiệp tìm tài nguyên cho đất nước
-
Các Tổng lãnh sự quán nước ngoài tại TP.HCM tiếc thương nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương
-
Nắn nót từng dòng chữ Việt, người bạn Lào thương tiếc nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương -
TP.HCM trang trọng tổ chức lễ viếng nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương
![]() |
Ảnh minh họa. |
Năm 2022, với quy mô nền kinh tế khoảng 410 tỷ USD, Việt Nam bước vào “câu lạc bộ” 40 nền kinh tế lớn nhất thế giới. Trong khu vực ASEAN, Việt Nam chỉ đứng sau Indonesia, Thái Lan và Malaysia về quy mô kinh tế. Nếu tính theo sức mua tương đương, trong “ngôi nhà chung” ASEAN, Việt Nam đứng sau Thái Lan và Indonesia về GDP.
Với tốc độ tăng trưởng GDP bình quân 6,21%/năm trong suốt thập kỷ vừa qua, thu nhập bình quân của người dân Việt Nam cũng tăng trưởng khá ấn tượng, được nhiều tổ chức quốc tế ghi nhận và đánh giá rất cao.
Song nhìn dưới góc độ hẹp, Việt Nam vẫn chưa thể thỏa mãn với kết quả đạt được nếu xét về năng suất lao động. Báo cáo Năng suất lao động của Việt Nam giai đoạn 2011-2020 cho thấy, dù năng suất lao động của Việt Nam tăng bình quân 5,29%/năm suốt thập kỷ vừa qua, nhưng vẫn còn khoảng cách rất lớn so với nhiều nước trong khu vực.
Cụ thể, năng suất lao động của Singapore, Malaysia, Thái Lan, Indonesia, Philippines, Hàn Quốc, Nhật Bản hiện cao hơn Việt Nam theo mức tương ứng lần lượt là 8,8; 3; 1,7; 1,3; 1,2; 4,3 và 4,2 lần.
Đáng nói là, khoảng cách quá lớn này không những khó lấp đầy, mà có xu hướng càng ngày càng doãng rộng nếu tính theo sức mua tương đương. Nếu năm 2011, năng suất của lao động Singapore cao hơn Việt Nam 130.400 USD, thì đến đầu năm 2021 tăng lên 144.100 USD; của Hàn Quốc từ 58.800 USD lên 61.800 USD; Trung Quốc từ 6.100 USD lên 12.100 USD…
Năm 2022, năng suất lao động của Việt Nam đạt 8.083 USD, chỉ tăng 4,8% so với năm 2021, thấp hơn đáng kể so với tốc độ tăng 5,33% giai đoạn 2011-2020 và không đạt mức tăng 5,5% như mục tiêu Quốc hội đặt ra. Chia theo giờ, thì hiện tại, lao động Việt Nam chỉ có thể tạo ra giá trị khoảng 67.600 đồng, cao hơn không nhiều so với cách đây 10 năm.
Có nhiều yếu tố tác động đến mức tăng năng suất lao động như tài nguyên, vị trí địa lý, môi trường kinh doanh, công nghệ, vốn đầu tư, chất lượng nhân lực, thể chế, cơ cấu lao động, cơ cấu kinh tế...
Thực tế cho thấy, thiếu vốn thì có thể đi vay hoặc thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài. Trong khi đó, cơ cấu lao động Việt Nam đang chuyển biến tích cực theo hướng giảm dần lao động nông nghiệp sang công nghiệp, xây dựng, dịch vụ; môi trường đầu tư, kinh doanh và thể chế kinh tế liên tục được cải thiện theo hướng đơn giản hóa thủ tục hành chính, minh bạch, dễ hiểu, dễ thực hiện. Như vậy, nguyên nhân chính khiến năng suất lao động của Việt Nam chưa cao là do chất lượng nhân lực còn thấp - một trong 3 điểm nghẽn hạn chế sự phát triển.
Hiện tại, các nước đều coi chất lượng nguồn nhân lực là công cụ quan trọng nhất để nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển bền vững. Trong khi đó, theo đánh giá của Ngân hàng Thế giới, chất lượng nguồn nhân lực Việt Nam hiện mới đạt 3,6/10 điểm bởi tỷ lệ lao động qua đào tạo thấp, chất lượng đào tạo chưa đáp ứng được yêu cầu của nhiều ngành, lĩnh vực.
Cũng bởi không được đào tạo hoặc đào tạo không đạt chuẩn, nên có tới 33,4% tổng số lao động đang làm việc giản đơn; trên 18% cung cấp dịch vụ cắt tóc, gội đầu, trông xe, bảo vệ, bán hàng rong...; khoảng 13,7% làm thợ thủ công. Và chỉ có 13% lực lượng lao động hiện nay có trình độ chuyên môn kỹ thuật từ cao đẳng trở lên đáp ứng được nhu cầu tuyển dụng của doanh nghiệp. Như vậy, hiện có khoảng 87% tổng số lao động đang làm những công việc với năng suất lao động rất thấp. Điều này tất yếu ảnh hưởng tới năng suất của cả nền kinh tế.
Nhiều nền kinh tế trên thế giới như Hàn Quốc, Singapore, Israel, Đài Loan… có diện tích không lớn, dân số không đông, tài nguyên thiên nhiên không nhiều và cũng không nằm ở vị trí địa lý đặc biệt, nhưng đã rất thành công trong phát triển kinh tế, xã hội. Điểm chung dẫn đến sự thành công của các nền kinh tế này là có chất lượng nguồn nhân lực cao thông qua đầu tư mạnh cho giáo dục, đào tạo và có hệ thống và chính sách đào tạo khoa học.
Nguồn nhân lực là yếu tố quan trọng nhất tạo nên sự thành công của mọi tổ chức, doanh nghiệp cũng như nền kinh tế. Do vậy, vấn đề đặt ra hiện nay là phải sớm cải thiện tỷ lệ lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật. Khi đó mới hy vọng từng bước lấp đầy khoảng cách về năng suất lao động giữa Việt Nam với các nước trong khu vực, bởi đây cũng là nguồn lực quan trọng nhất, quyết định năng suất, chất lượng, hiệu quả sử dụng nguồn lực khác trong hệ thống các nguồn lực của doanh nghiệp và cả nền kinh tế.

-
Thủ tướng: Xử lý nghiêm các hành vi đầu cơ, lũng đoạn thị trường bất động sản
-
Hải Phòng cần công tâm, hài hòa, thống nhất cao trong sắp xếp cán bộ sau sáp nhập
-
Chủ tịch Thaco xúc động, hứa thực hiện hoài bão của nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương
-
Chính phủ ban hành Nghị định quy định Cơ sở dữ liệu về phòng, chống bạo lực gia đình
-
Thương nhớ Chủ tịch nước Trần Đức Lương: Một thời cống hiến cho sự nghiệp tìm tài nguyên cho đất nước -
Các Tổng lãnh sự quán nước ngoài tại TP.HCM tiếc thương nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương -
Nắn nót từng dòng chữ Việt, người bạn Lào thương tiếc nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương -
TP.HCM trang trọng tổ chức lễ viếng nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương -
Luật hóa quy định xử lý trường hợp nước ngoài từ chối yêu cầu dẫn độ của Việt Nam -
Lễ viếng, Lễ truy điệu, Lễ an táng đồng chí Trần Đức Lương -
Làm sâu sắc hơn quan hệ Việt Nam - Malaysia, củng cố vai trò trung tâm của ASEAN
-
Vietnam Airlines và FPT tăng cường hợp tác chiến lược toàn diện
-
Đà Nẵng bắt tay BIDV phát triển tài chính xanh và công nghệ
-
Công bố Top 10 Doanh nghiệp Đổi mới sáng tạo và Kinh doanh hiệu quả 2025 ngành Năng lượng - Dầu khí
-
Công bố Top 10 Doanh nghiệp Đổi mới sáng tạo và Kinh doanh hiệu quả 2025 ngành Dược - Thiết bị y tế
-
Bùng nổ giao dịch: Newhome Việt Nam phân phối chiến lược Yên Bình Complex, chốt 240 căn trong ngày đầu tiên
-
Chương trình Đổi mới và Phát triển Sản phẩm: Hành trình kết nối khán giả trong kỷ nguyên số