
-
Giá dầu sụt giảm hai ngày liên tiếp sau tin OPEC+ sắp tăng sản lượng
-
Mỹ, Canada sẽ nối lại đàm phán thương mại
-
Canada rút lại thuế dịch vụ kỹ thuật số sau khi Mỹ ngừng đàm phán thương mại
-
Tổng thống Trump đột ngột chấm đứt đàm phán thương mại với Canada
-
ECB có khả năng tạm dừng chu kỳ cắt giảm lãi suất khi lạm phát đã ổn định ở mức dưới 2% -
Mỹ, Trung Quốc đã xác nhận nội dung chi tiết của thỏa thuận thương mại
![]() |
Với tăng trưởng ấn tượng trong quý II/2023 cùng các số liệu chi tiết khác, Ngân hàng Trung ương Nhật Bản được dự đoán sẽ quay lại chính sách tiền tệ cực kỳ nới lỏng. Ảnh: AFP |
Trước đó, các nhà kinh tế dự đoán với Reuters rằng nền kinh tế Nhật Bản sẽ đạt tăng trưởng 3,1% trong quý II/2023.
Sau thông tin tăng trưởng mạnh mẽ trong quý II, chỉ số chứng khoán Nikkei 225 sáng nay 15/8 tăng gần 1%, còn đà trượt giá của đồng yên Nhật đã giảm so với đồng đô la Mỹ và lợi suất trái phiếu chính phủ Nhật Bản ở các kỳ hạn khác nhau nhìn chung không có biến động lớn.
Kết quả tăng trưởng quý II cho thấy sự phục hồi mạnh mẽ sau Covid-19 của nền kinh tế lớn thế ba thế giới. Tuy nhiên, khoảng cách ngày càng thu hẹp giữa kết quả thực tế và dự đoán tốc độ tăng trưởng hàng quý sẽ làm giảm bớt sự lạc quan kinh tế trong dài hạn.
"Nền kinh tế Nhật Bản đã tăng tốc rất nhanh trong quý trước, nhưng chúng tôi cho rằng sẽ có một đợt suy giảm mới trong nửa cuối năm nay", ông Marcel Thieliant, trưởng bộ phận thị trường châu Á - Thái Bình Dương tại công ty nghiên cứu kinh tế Capital Economics, dự đoán.
"Gần như toàn bộ mức tăng sản lượng kinh tế được thúc đẩy bởi mức tăng 1,8% điểm của xuất khẩu ròng. Nó ghi nhận sự đóng góp lớn thứ hai của xuất khẩu ròng trong lịch sử 28 năm thống kê GDP khi đợt phục hồi xuất khẩu duy nhất kể từ lần đóng cửa đầu tiên khi đại dịch Covid-19 bùng phát, đã tạo ra một lực đẩy lớn", ông Thieliant nói.
Xuất khẩu của Nhật Bản trong quý II đã tăng 3,2% so với quý trước, chủ yếu là nhờ lượng xe xuất khẩu tăng đột biến, trong khi nhập khẩu trong kỳ sụt giảm 4,3%.
Giới phân tích cho rằng, với tăng trưởng quý II ấn tượng cùng các số liệu chi tiết khác, Ngân hàng Trung ương Nhật Bản có thể sẽ quay lại chính sách tiền tệ cực kỳ nới lỏng.
Chi tiêu tiêu dùng cá nhân tại Nhật Bản trong quý II bất ngờ giảm 0,5% so với cùng kỳ năm trước trong khi chi tiêu vốn "im ắng" trong bối cảnh lạm phát đã vượt quá mục tiêu 2% của Ngân hàng Trung ương Nhật Bản trong 15 tháng liên tiếp.
Cuối tháng 7, Ngân hàng Trung ương Nhật Bản đã nới lỏng kiểm soát đường cong lợi suất của trái phiếu chính phủ với tuyên bố rằng họ tiếp tục cho phép lợi suất trái phiếu chính phủ kỳ hạn 10 năm dao động trong ngưỡng cộng trừ 0,5 điểm phần trăm so với mức mục tiêu 0%.
Ngân hàng Trung ương Nhật Bản cam kết "kiểm soát đường cong lợi suất với mức độ linh hoạt cao hơn, coi giới hạn trên và dưới của phạm vi là tham chiếu, chứ không phải là giới hạn cứng trong hoạt động điều hành của mình".

-
"Cơn sốt" trên thị trường IPO Hồng Kông đang trở lại -
Tổng thống Trump đe dọa áp thuế quan 35% đối với Nhật Bản -
Mỹ, Canada sẽ nối lại đàm phán thương mại -
Canada rút lại thuế dịch vụ kỹ thuật số sau khi Mỹ ngừng đàm phán thương mại -
Nhật Bản, Trung Quốc dẫn đầu, thị trường M&A toàn cầu nổi sóng nhờ các thương vụ lớn -
Quan chức Pháp: EU - Mỹ có thể đạt thỏa thuận thương mại trước thời hạn -
Tổng thống Trump đột ngột chấm đứt đàm phán thương mại với Canada
-
Vietcombank dẫn đầu ngành ngân hàng về đổi mới sáng tạo và ESG
-
Vietcombank giới thiệu Apple Pay đến chủ thẻ quốc tế Vietcombank JCB
-
Ngân hàng ngoại khuấy động thị trường bất động sản bằng chiến lược "cam kết dài hạn"
-
Acecook Việt Nam công bố chiến lược phát triển mới
-
Tập đoàn AEON chính thức ra mắt Chương trình Điểm thành viên “WAON POINT”
-
OBC Holdings ra mắt thị trường với dự án A&K Tower