
-
Việt Nam phấn đấu có ít nhất 3 hợp tác xã lọt top 300 hợp tác xã đứng đầu thế giới
-
Vận hành hệ thống điện mặt trời mái nhà kết hợp BESS tại Điện Nghi Sơn 2
-
Hải quan tìm hiểu, tháo gỡ khó khăn của doanh nghiệp có hàng xuất khẩu, nhập khẩu với Mỹ
-
Vi phạm về pháp luật hải quan tăng 11%
-
Ô tô nhập khẩu giúp hải quan tăng thu ngân sách khoảng 3.380 tỷ đồng -
Sáng tỏ số phận Dự án Coca-Cola tại TP.HCM sau khi hết hạn thuê đất
Khó đủ bề
Genco 3 là đơn vị có quy mô lớn nhất khi quản lý tổng công suất phát điện tới 4.445 MW. Năm 2013, doanh thu hợp nhất của Genco 3 đạt 19.056 tỷ đồng; lợi nhuận sau thuế hợp nhất là 283 tỷ đồng; tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu đạt 2,2%.
![]() | ||
Tổng công ty Phát điện 3 (Genco 3) sẽ là đơn vị đầu tiên thực hiện cổ phần hóa trong số 3 Genco của EVN |
Tuy nhiên, kết quả trên chưa tính tới phần chênh lệch tỷ giá của các khoản vay ngoại tệ để đầu tư các nhà máy điện mà họ đang quản lý. Nếu tính đủ phần chênh lệch tỷ giá là 515 tỷ đồng, thì năm 2013, Genco 3 bị lỗ.
Tại hai Genco còn lại, câu chuyện cũng tương tự
Phân tích của EVN về các Genco để chuẩn bị cho tiến trình cổ phần hóa cũng cho thấy, trong giai đoạn 2014 - 2019, cả 3 Genco đều chưa cân đối được tài chính giữa dòng tiền vào và dòng tiền ra. Tại Genco 3, con số không cân đối tài chính được là 11.642 tỷ đồng cho 5 năm nói trên.
Do mới bắt đầu hoạt động theo mô hình Genco từ tháng 1/2013, nên các Genco đều khó khăn, chưa đáp ứng các chuẩn mực tài chính để đảm bảo hoạt động bình thường và không thể tự huy động vốn.
Theo EVN, chỉ tính riêng vốn đối ứng mà các Genco phải có để thực hiện các dự án đầu tư đang triển khai xây dựng cũng là thách thức không nhỏ. Tại Genco 1, để thực hiện các dự án đang triển khai, cần vốn đối ứng tới 24.443 tỷ đồng.
Tại Genco 2, con số này là 5.284 tỷ đồng và tại Genco 3 là 39.652 tỷ đồng. “Sau cổ phần hóa, EVN không thể bảo lãnh 100% vốn vay như khi các Genco còn là công ty TNHH một thành viên thuộc EVN. Bởi vậy, cần có các giải pháp để khắc phục các khó khăn, tồn tại này”, một quan chức của EVN cho phóng viên Báo Đầu tư biết.
Cổ phần hóa để hình thành thị trường điện
Điểm đặc biệt là các tính toán tài chính của Genco đã không hề nhắc tới lợi nhuận kinh doanh sẽ thu được trong giai đoạn 2014 - 2019. Nguyên nhân là, giá bán lẻ điện tới tay người tiêu dùng hiện do Chính phủ quy định, thay vì chịu sự chi phối của quy luật thị trường. Trong khi đó, các chi phí đầu vào cho phát điện lại hoạt động theo cơ chế giá thị trường.
Thực tế này đã khiến các Genco đành bỏ trống phần lợi nhuận sẽ thu được trong hoạt động sản xuất điện của mình giai đoạn 2014 – 2019, vì không biết tính ra sao.
Tuy nhiên, đó cũng chính là động lực để ngành điện tiếp tục tái cơ cấu nhằm tạo ra thị trường điện cạnh tranh hoàn hảo mà Chính phủ đang theo đuổi, kể từ khi đi bước đầu tiên hồi năm 2005.
Theo lộ trình này, để tạo ra thị trường bán buôn điện cạnh tranh, các đơn vị phát điện phải độc lập với nhau và không có chung lợi ích với các đơn vị khác tham gia thị trường để tạo ra sự cạnh tranh và minh bạch.
Bởi vậy, đầu năm 2014, Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải đã yêu cầu EVN trước mắt chọn một Genco hoạt động tương đối ổn định để thực hiện thí điểm cổ phần hóa trong năm 2014 - 2015.
Tổng công ty Điện lực Dầu khí (PV Power) và Tổng công ty Điện lực - Vinacomin cũng được Chính phủ yêu cầu xây dựng phương án cổ phần hóa để thực hiện lộ trình thị trường điện.
Theo GS-TS Trần Đình Long, Phó chủ tịch Hội Điện lực Việt Nam, mặc dù có những yếu tố không thuận như quy mô vốn, hiệu quả kinh doanh chưa cao, song vẫn cần đẩy nhanh quá trình cổ phần hóa các Genco để đảm bảo sự minh bạch, lành mạnh, quản lý tốt hơn. Đặc biệt, cần hình thành các đơn vị điện lực không phụ thuộc vào EVN để tạo nên những yếu tố mới thúc đẩy việc xây dựng thị trường điện cạnh tranh.n
Thanh Hương
-
Ô tô nhập khẩu giúp hải quan tăng thu ngân sách khoảng 3.380 tỷ đồng -
Sáng tỏ số phận Dự án Coca-Cola tại TP.HCM sau khi hết hạn thuê đất -
Sửa Luật Phá sản, tăng cơ hội phục hồi cho doanh nghiệp -
Điều chỉnh thuế, tăng nguồn lực cho doanh nghiệp nông nghiệp -
Tổng giám đốc Vinatex Cao Hữu Hiếu: Bình tĩnh ứng phó với thuế quan -
Doanh nghiệp thủy sản quan ngại về mức thuế đối ứng 46% của Mỹ -
Hiệp hội Điều Việt Nam: Hoãn thời gian cho hàng xuống tàu để bảo vệ lợi ích các bên
-
Công bố Top 10 Doanh nghiệp ESG Việt Nam Xanh 2025 ngành Nông nghiệp Công nghệ cao - Thực phẩm - Đồ uống
-
Ngày hội việc làm liệu có phù hợp cho người đi làm đã có kinh nghiệm?
-
Cảng quốc tế Long An tạo ấn tượng mạnh mẽ tại Vietnam Expo 2025
-
Agribank tiếp sức người trẻ hiện thực hóa giấc mơ an cư
-
Công ty CP Tôn Pomina công bố nhóm cổ đông mới và kế hoạch phát triển
-
T&L Invest ký hợp tác chiến lược tại dự án Takara Hòa Bình Resort