-
TP.HCM: Thẩm định Sao vàng Đất Việt tại Việt Tiến và Bibica -
Western Pacific tối ưu lợi thế cụm liên kết ngành khu công nghiệp và logistics -
Lập liên doanh phát triển công nghiệp đường sắt: Rõ dần phương hướng -
Kết nối giao thương giữa doanh nghiệp Thừa Thiên Huế và doanh nghiệp Thái Lan -
SABECO khai trương Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển ngành bia SABECO -
Cảng Chu Lai mở tuyến hàng hải trực tiếp tới Mỹ
Ông Võ Hoàng Lâm nhận vị trí tân Tổng giám đốc Coteccons
HĐQT Công ty Xây dựng Coteccons đã bổ nhiệm ông Võ Hoàng Lâm làm Tổng giám đốc của Công ty kể từ ngày 5/8/2022. Trước thời điểm trên, từ tháng 4/2022, ông Lâm là thành viên HĐQT, Phó tổng giám đốc Coteccons.
Ông Võ Hoàng Lâm (bìa phải) nhận Quyết định giữ chức vụ Tổng giám đốc Coteccons |
Như vậy, sau 2 năm bỏ ngỏ vị trí này, Coteccons đã mới có Tổng giám đốc.
Ông Võ Hoàng Lâm có gần 17 năm kinh nghiệm làm việc, quản lý điều hành thông qua việc nắm giữ nhiều vị trí quan trọng trong Công ty, từ chỉ huy trưởng, giám đốc khối, giám đốc dự án. Năm 2019, ông là Phó tổng Unicons và chính thức đảm nhiệm vị trí Tổng giám đốc Unicons từ 11/2020.
Trước quyết định bổ nhiệm Tổng giám đốc trên, ông Bolat Duisenov, Chủ tịch HĐQT Coteccons từng chia sẻ, thời gian khuyết vị trí CEO, Công ty đã và đang phải hứng chịu rất nhiều sức ép đến từ dư luận, cổ đông, nhà đầu tư và thậm chí là chịu bất lợi khi tham gia vào công tác đấu thầu lấy dự án.
“Nhưng Công ty không vội vàng, bộ máy quản trị vẫn đang hoạt động ổn định. Một lần nữa tôi tái khẳng định giá trị cốt lõi của Coteccons là con người", ông Bolat Duisenov nói.
Về tình hình kinh doanh, quý II/2022, do trích lập dự phòng phải thu tại dự án của Tân Hoàng Minh khiến Coteccons lỗ ròng 24 tỷ. Công ty cũng đang trích lập dự phòng cho danh mục đầu tư khi "bắt đáy" chứng khoán đầu quý II năm nay.
DongABank có chủ tịch mới
Ông Nguyễn Thanh Tùng (bìa trái) giữ chức vụ Chủ tịch HĐQT Ngân hàng TMCP Đông Á |
Ngân hàng TMCP Đông Á (DongABank) vừa công bố quyết định của Ngân hàng Nhà nước về việc chỉ định ông Nguyễn Thanh Tùng, Thành viên HĐQT kiêm Tổng giám đốc ngân hàng giữ chức vụ Chủ tịch HĐQT Ngân hàng.
Ông Nguyễn Thanh Tùng sinh năm 1966, quê quán tỉnh Cà Mau. Ông là cử nhân Đại học Ngân hàng, có bằng thạc sỹ kinh tế và là nhân sự có 33 năm kinh nghiệm làm việc trong ngành ngân hàng
Ông Nguyễn Thanh Tùng chính là nhân sự được bổ nhiệm để thay thế ông Võ Minh Tuấn, người trước đó là Chủ tịch HĐQT DongABank, nhưng mới được NHNN bổ nhiệm giữ chức Giám đốc NHNN Chi nhánh TP.HCM từ ngày 1/8. Thời hạn giữ chức vụ Giám đốc NHNN TP.HCM của ông Tuấn sẽ là 5 năm kể từ ngày bổ nhiệm.
Chủ tịch Thaco: Sẽ giữ nhịp phát triển mạng lưới Emart
Ông Trần Bá Dương, Chủ tịch HĐQT Thaco cam kết phát triển mạng lưới Emart |
Trong Hội nghị với các đối tác chiều ngày 5/8, ông Trần Bá Dương, Chủ tịch HĐQT Thaco tiếp tục khẳng định sẽ giữ nhịp độ phát triển mạng lưới siêu thị Emart trong thời gian tới, với mục tiêu ít nhất 2-3 địa điểm mỗi năm.
Ông nhấn mạnh đây là cam kết của cá nhân ông với các nhà cung cấp.
Với cam kết này, mục tiêu đến năm 2026, Thaco sẽ sở hữu ít nhất 20 siêu thị khắp cả nước và trở thành hệ thống đại siêu thị có thị phần số một Việt Nam, với tổng doanh thu khoảng 1 tỷ USD.
"Năm 2021, Emart Gò Vấp dẫn đầu về cả doanh thu lẫn lượng khách hàng bình quân trên một siêu thị tại Việt Nam, đạt doanh thu 1.600 tỷ đồng. Như vậy, với 20 cửa hàng, con số doanh thu 1 tỷ USD không phải mục tiêu quá tham vọng", Chủ tịch Thaco nhấn mạnh.
Gần nhất, Thaco sẽ khai trương Emart Sala Thủ Thiêm tại TTTM Thiso Mall (TP Thủ Đức, TP.HCM) vào cuối tháng 10/2022, kế đến là Emart Phan Huy Ích (quận Gò Vấp, TP.HCM) với 2 giai đoạn khai trương cuối năm nay và đầu năm sau.
Hiện doanh nghiệp cũng đã chuẩn bị quỹ đất tại quận Bình Tân, quận 7... để sẵn sàng mở rộng quy mô hoạt động lên 8 siêu thị ở TP.HCM đến năm 2026.
Còn tại Hà Nội, con số mục tiêu là 6 cửa hàng, mở đầu là Emart Tây Hồ Tây (Hà Nội).
Bên cạnh các cửa hàng vật lý, chuỗi bán lẻ này cũng sẽ đầu tư cho ứng dụng mua sắm trực tuyến và đưa vào vận hành hệ thống lấy hàng tự động để hỗ trợ quá trình giao hàng.
Cuối năm 2021, Thiso - Tổng công ty thành viên thuộc Tập đoàn Thaco, chính thức thức hoàn tất ký kết thỏa thuận chuyển nhượng vốn và nhượng quyền độc quyền hoạt động kinh doanh với Emart Inc. (Hàn Quốc), bao gồm toàn bộ hoạt động kinh doanh tại Emart Gò Vấp và các dự án đang phát triển tại Việt Nam. Sau đó, Thiso Retail được thành lập để tiếp quản hoạt động kinh doanh của Emart Việt Nam.
Trước đó, đại siêu thị đầu tiên đã có mặt tại Việt Nam từ năm 2015 nhưng không thể mở rộng thành chuỗi do việc triển khai dự án mới có nhiều khó khăn, vướng mắc.
Lãnh đạo GoldenGate thoái vốn, giảm tỷ lệ sở hữu
Theo báo cáo quản trị 6 tháng đầu năm 2022 của Công ty cổ phần Thương mại - Dịch vụ Cổng Vàng, một số lãnh đạo chủ chốt của GoldenGate đã giảm tỷ lệ sở hữu cổ phần so với thời điểm đầu năm.
Cụ thể, Chủ tịch Trần Việt Trung giảm sở hữu từ 4,43% về 2,28%. Thành viên HĐQT Nguyễn Xuân Trường giảm từ 3,98% còn 3,05%.
Trong khi đó, thành viên HĐQT kiêm Tổng giám đốc Đào Thế Vinh tiếp tục là cổ đông lớn, khi tăng nhẹ tỷ lệ sở hữu từ 5,11% lên 5,2% vốn.
Cơ cấu vốn chủ của doanh nghiệp sở hữu chuỗi nhà hàng Gogi cho thấy, CTCP Golden Gate Partners vẫn là cổ đông lớn nhất với tỷ lệ sở hữu vốn chiếm 43,79% (tương đương khoảng 3,38 triệu cổ phần).
Với tỷ lệ sở hữu trên, nửa đầu năm nay, ông Trung thu về gần 2,2 tỷ đồng cổ tức từ GoldenGate, ông Vinh nhận 4,8 tỷ đồng, ông Trường 1,9 tỷ đồng và Golden Gate Partners 21,6 tỷ đồng
Cũng trong 6 tháng đầu năm, bên cạnh việc giảm sở hữu cổ phần công ty, Chủ tịch Trung đã cho GoldenGate vay hơn 87 tỷ đồng và thu về khoản lãi gần 2,9 tỷ đồng.
Hồi cuối tháng 8/2021, GoldenGate phê duyệt phương án phát hành 700 tỷ đồng trái phiếu kỳ hạn 3 năm, lãi suất 11,5%/năm. Tuy nhiên, đến ngày 30/06/2022, Công ty bất ngờ công bố mua lại trước hạn khoản gốc đề nghị của 1.484 trái phiếu (tương đương 148,4 tỷ đồng mệnh giá) và lãi suất áp dụng là 12%/năm.
Năm 2022, GoldenGate đặt kế hoạch doanh thu thuần trên 6,878 tỷ đồng, tăng khoảng 7% so với kết quả 2021. Kế hoạch lợi nhuận sau thuế 931 tỷ đồng, vượt xa con số lỗ 431 tỷ đồng của năm trước.
Chủ tịch HBS từ nhiệm sau 3 tháng nhận chức
Sau 3 tháng được bổ nhiệm làm Chủ tịch HĐQT CTCP Chứng khoán Hòa Bình, ông Trần Kiên Cường đã có đơn từ nhiệm vì lý do cá nhân.
Ngày 3/08, ông Trần Kiên Cường đã có đơn từ nhiệm vị trí Thành viên - Chủ tịch HĐQT tại Chứng khoán Hòa Bình với lý do cá nhân. Đáng chú ý, ông Cường chỉ mới được bổ nhiệm chức vụ này 3 tháng trước đó, từ ngày 10/05.
Ông Cường có quá trình làm việc tại HBS từ năm 2008 tới nay. Trước khi được bổ nhiệm làm Chủ tịch, ông là Ủy viên HĐQT tại HBS nhiệm kỳ 2018-2023.
HBS gần đây chứng kiến nhiều biến động về mặt nhân sự.
HBS gần đây chứng kiến nhiều biến động về mặt nhân sự |
Hồi tháng 6, Công ty đã bổ nhiệm ông Lê Tiến Dũng giữ chức Phó tổng giám đốc phụ trách quản lý và giám sát các vấn đề liên quan đến công tác kế toán - hành chính - nhân sự. Đầu tháng 6, Công ty cũng bổ nhiệm bà Nguyễn Thị Thu Dung giữ chực Kế toán trưởng thay bà Nguyễn Ngọc Dung.
Gần đây nhất, ngày 03/08, HBS đã bổ nhiệm ông Nguyễn Viết Bình vào vị trí Phó tổng giám đốc.
Những biến động nhân sự của HBS diễn ra sau sự kiện bà Nguyễn Thị Loan, cựu chủ tịch của Công ty bị bắt và khởi tố ngày 09/11/2021 vì những sai phạm trong lĩnh vực đất đai. Bước đầu, Công an TP. Hà Nội cho biết thiệt hại trong hoạt động bán đấu giá tài sản hơn 200 tỷ đồng.
Căn cứ theo quyết định của ĐHĐCĐ thường niên 2022, bà Loan cũng bị miễn nhiệm chức Chủ tịch HĐQT và ông Trần Kiên Cường được bầu thay thế.
Xét về hoạt động kinh doanh, HBS có kết quả quý II/2022 không mấy tích cực. Công ty báo lỗ ròng gần 13 tỷ đồng. Kết quả lãi chủ yếu đến từ hoạt động tự doanh khi khoản mục lãi từ tài sản tài chính ghi nhận qua lãi/lỗ (FVTPL) âm hơn 9.3 tỷ đồng, lỗ từ tài sản tài chính FVTPL gần 4 tỷ đồng.
Trong khi đó, mảng môi giới và cho vay chỉ thu về gần 2 tỷ đồng. Lũy kế 6 tháng đầu năm, HBS ghi lãi ròng 2 tỷ đồng, tương đương năm trước.
Tổng tài sản của Công ty ở mức 401 tỷ đồng (tính tới 30/06/2022), đáng chú ý, khoản tiền và tương đương tiền lên tới hơn 311.5 tỷ đồng, chiếm 78% cơ cấu tài sản. Khoản mục này tăng gấp đôi so với đầu năm.
Song song đó, tài sản FVTPL giảm 66% so với đầu năm (còn 5,7 tỷ đồng), các khoản cho vay giảm hơn một nửa, còn 31,6 tỷ đồng; cầm cố, thế chấp, ký quỹ, ký cược dài hạn giảm từ 80 tỷ đồng về không.
Nợ phải trả chỉ chiếm 0,5% cơ cấu nguồn vốn của Công ty, ở mức 2 tỷ đồng.
-
Vỏ viên nhộng cứng của Việt Nam bị điều tra "kép" tại Mỹ -
Doanh nghiệp nhà nước phải được làm những việc khác thường - Bài 2: Điểm nghẽn của “vua tiền mặt” -
Kết nối giao thương giữa doanh nghiệp Thừa Thiên Huế và doanh nghiệp Thái Lan -
SABECO khai trương Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển ngành bia SABECO -
Cảng Chu Lai mở tuyến hàng hải trực tiếp tới Mỹ -
TP.HCM xin Thủ tướng cơ chế xóa nợ quá hạn cho doanh nghiệp phá sản -
Cập nhật giá đơn vị Quỹ liên kết đơn vị của AIA Việt Nam ngày 20/11/2024
-
1 Thời gian vận hành chính thức tuyến metro số 1 TP.HCM -
2 Lập liên doanh phát triển công nghiệp đường sắt: Rõ dần phương hướng -
3 Công chức không ăn vài trăm năm mới mua được nhà, sao không mở rộng đất cho nhà ở xã hội? -
4 Làm rõ suất đầu tư Dự án cao tốc Quy Nhơn - Pleiku vốn 35.940 tỷ đồng -
5 Tin vắn Đầu tư Online ngày 21/11
- NAB Vietnam nhận giải thưởng “Doanh nghiệp xuất sắc châu Á” tại APEA 2024
- SeABank thông báo mời thầu
- Huawei Việt Nam chính thức khởi động cuộc thi ICT Competition 2024 - 2025
- Ấm lòng lễ tri ân của CT Group đến các thầy cô giáo
- Tập đoàn Stavian nhận cú đúp giải thưởng trong Bảng xếp hạng Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024
- AZB - Hành trình kiến tạo "Nơi làm việc tốt nhất châu Á 2024"