-
Đề xuất phát triển điện hạt nhân tại Việt Nam trong thời gian tới -
Petrovietnam đảm bảo cung ứng xăng dầu cho các vùng bị ảnh hưởng bởi bão lũ -
Ban hành danh mục dịch vụ sự nghiệp công cơ bản, thiết yếu thuộc lĩnh vực tài chính -
Quảng Trị: Doanh nghiệp cần hỗ trợ có thể gọi số điện thoại của Giám đốc Sở Tư pháp -
TP.HCM cùng 18 địa phương phía Nam đối thoại chính sách với doanh nghiệp FDI -
Chỉ còn thủy điện Tuyên Quang, Thác Bà, Trung Sơn, Bản Vẽ đang xả nước
Số liệu vừa được Tổng cục Thống kê công bố, giá hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng tháng 8/2024 tăng giảm đan xen, trong đó giá lương thực, thực phẩm, giá nhà ở thuê tăng so với tháng 7/2024, giá xăng dầu trong nước lại giảm theo giá thế giới.
Do đó, tính chung, tháng 8/2024, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) ổn định so với tháng trước. Tuy vậy, so với tháng 12/2023, vẫn tăng 1,89%; còn nếu so với cùng kỳ năm trước, tăng 3,45%.
Với kết quả này, bình quân 8 tháng năm 2024, CPI tăng 4,04% so với cùng kỳ năm trước. Con số này thấp hơn so với mức tăng 4,12% của bình quân 7 tháng, quay trở lại gần hơn so với ngưỡng mục tiêu 4% mà Chính phủ đề ra.
Lạm phát đã giảm tốc, giá cả thị trường vẫn đang ổn định, tuy vậy, đây vẫn là điều cần cần trọng. Áp lực điều hành giá cả thị trường, lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô vẫn còn đó.
Giá xăng dầu giảm đã góp phần kiềm mức tăng chỉ số giá tiêu dùng của tháng 8/2024. |
Quay trở lại với diễn biến giá cả thị trường tháng 8/2024, Tổng cục Thống kê cho biết, trong 11 nhóm hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng chính, có 10 nhóm có chỉ số giá tăng nhẹ; riêng nhóm giao thông giảm giá so với tháng trước.
Cụ thể, trong 10 nhóm hàng hóa và dịch vụ có chỉ số giá tăng, Nhóm nhà ở, điện nước, chất đốt và vật liệu xây dựng tăng cao nhất, với mức tăng 0,29%.
Trong khi đó, Nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 0,27%; Nhóm hàng hóa và dịch vụ khác tăng 0,2%; Nhóm thuốc và dịch vụ y tế tăng 0,18%; Nhóm bưu chính - viễn thông tăng 0,15%.
Các nhóm hàng còn lại, Nhóm đồ uống và thuốc lá tăng 0,15%; Nhóm giáo dục tăng 0,14%; Nhóm văn hóa, giải trí và du lịch tăng 0,12%; Nhóm thiết bị và đồ dùng gia đình tăng 0,09%; Nhóm may mặc, mũ nón và giày dép tăng 0,05%...
Như vậy, có thể thấy rất rõ, các nhóm hàng đều có chỉ số giá ổn định, nếu có tăng, mức tăng không lớn. Ngay cả Nhóm giáo dục, thường tăng cao khi năm học mới cận kề, cũng chỉ tăng 0,14%.
Trong khi đó, ở chiều ngược lại, Nhóm giao thông giảm 1,98%, mức giảm khá lớn, tác động làm giảm CPI chung 0,19 điểm phần trăm. Việc nhóm hàng này giảm chủ yếu trong tháng qua, cả giá dầu diezen và giá xăng trong nước đều giảm. Cụ thể, giá dầu giảm 7,05%; giá xăng giảm 5,83%, do ảnh hưởng của các đợt điều chỉnh giá trong tháng.
Ở góc độ khác, Tổng cục Thống kê cho biết, lạm phát cơ bản tháng 8/2024 tăng 0,24% so với tháng trước, tăng 2,53% so với cùng kỳ năm trước.
Như vậy, bình quân 8 tháng năm 2024, lạm phát cơ bản tăng 2,71% so với cùng kỳ năm 2023, thấp hơn mức tăng CPI bình quân chung (4,04%). Nguyên nhân chủ yếu là do giá lương thực, thực phẩm, điện sinh hoạt, dịch vụ giáo dục, dịch vụ y tế và xăng dầu là yếu tố tác động làm tăng CPI nhưng thuộc nhóm hàng được loại trừ trong danh mục tính lạm phát cơ bản.
Tháng Tám cũng là tháng ghi nhận giá vàng, giá USD không còn “nhảy múa” mạnh như những tháng trước. Cụ thể, chỉ số giá vàng tháng 8/2024 tăng 1,93% so với tháng trước; chỉ số giá USD giảm 0,64% so với tháng trước.
Tuy vậy, giá vàng vẫn tăng 20,4% so với tháng 12/2023; tăng 31,05% so với cùng kỳ năm trước. Bình quân 8 tháng năm 2024, chỉ số giá vàng tăng 25,54%.
Còn giá USD, tăng 3,55% so với tháng 12/2023; tăng 5,86% so với cùng kỳ năm trước; bình quân 8 tháng năm 2024 tăng 5,85%.
-
Đề xuất phát triển điện hạt nhân tại Việt Nam trong thời gian tới -
Petrovietnam đảm bảo cung ứng xăng dầu cho các vùng bị ảnh hưởng bởi bão lũ -
Ban hành danh mục dịch vụ sự nghiệp công cơ bản, thiết yếu thuộc lĩnh vực tài chính -
Quảng Trị: Doanh nghiệp cần hỗ trợ có thể gọi số điện thoại của Giám đốc Sở Tư pháp
-
TP.HCM cùng 18 địa phương phía Nam đối thoại chính sách với doanh nghiệp FDI -
Chỉ còn thủy điện Tuyên Quang, Thác Bà, Trung Sơn, Bản Vẽ đang xả nước -
TP.HCM: Giảm quy mô, tần suất và tạm hoãn nhiều lễ hội, sự kiện lớn -
Tự phát hiện tham nhũng, tiêu cực trong nội bộ chưa chuyển biến -
Phó thủ tướng Trần Hồng Hà kiểm tra công tác phòng, chống mưa lũ, sạt lở tại Nam Định -
Hải Phòng ngừng sử dụng 41 chung cư cũ nguy hiểm cấp độ D -
Tăng cường công tác vận hành, điều tiết hồ chứa thủy điện nhằm đảm bảo an toàn hệ thống đê
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 13/9 -
2 Kỳ họp Quốc hội thứ 8: Bố trí làm nhân sự ngay chiều 21/10 -
3 Đề nghị trình Quốc hội chủ trương đầu tư đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam -
4 Điều kiện tiên quyết cho việc mở rộng cao tốc TP.HCM - Long Thành -
5 Thị trường gọi xe công nghệ tại Việt Nam: Gojek rút lui, cuộc đua “tam hùng” thêm khốc liệt
- SeABank ủng hộ 3 tỷ đồng chung sức cùng đồng bào bị ảnh hưởng bởi bão số 3
- Ông Andrew Khan làm Tổng giám đốc Carlsberg Việt Nam
- Bảo hiểm PJICO kịp thời tạm ứng quyền lợi bảo hiểm cho khách hàng chịu ảnh hưởng bởi bão Yagi
- TKV: Các đơn vị đã cơ bản sản xuất trở lại sau bão số 3
- Agribank chung sức cùng các địa phương và người dân khắc phục hậu quả của cơn bão số 3
- Cần thúc đẩy nguồn tài chính xanh cho các doanh nghiệp Việt Nam