-
BSR chính thức niêm yết HoSE, vốn hóa hơn 66.970 tỷ đồng -
Cổ phiếu công nghệ bứt phá, VN-Index tăng gần 7 điểm -
VNSC by Finhay hoàn tất phân phối 300 tỷ đồng trái phiếu Chứng khoán DNSE -
MBS: Mảng môi giới sụt giảm, lãi "mỏng" chưa đến 1 tỷ đồng -
Cổ phiếu của Becamex BCE bất ngờ tăng cao khi doanh nghiệp kinh doanh thua lỗ
Để thu hút sự chú ý của cổ đông bên ngoài, BIG Invest Group đã chia sẻ ra bên ngoài với câu chuyện cổ phiếu giá trị, giá thị trường giao dịch thấp hơn nhiều giá sổ sách và Công ty đang mở rộng lĩnh vực thương mại xuất khẩu nông sản với mặt hàng chủ lực là sầu riêng và mang lại kết quả kinh doanh tích cực trong năm 2024.
BIG Invest Group cho biết, năm 2024, tổng doanh thu ước đạt 450 tỷ đồng (50% doanh thu đến từ hoạt động thương mại và xuất khẩu sầu riêng) và Công ty có kế hoạch chuyển sang niêm yết trên sàn HNX hoặc HOSE trong năm 2025, nếu đáp ứng được yêu cầu.
Thực tế, do BIG Invest Group chỉ công bố Báo cáo tài chính năm, nên tình hình kinh doanh thực tế của Công ty trong năm 2024 vẫn chưa công bố chính thức và theo yêu cầu của cơ quan chức năng, Báo cáo tài chính năm phải được nộp trong thời gian 90 ngày kể từ ngày kết thúc kỳ kết toán, nên sớm nhất cũng phải trong tháng 2 và đầu tháng 3/2025, nhà đầu tư mới có thể tiếp cận thông tin.
Về dữ liệu sức khỏe tài chính gần nhất (năm 2023), Chứng khoán SSI ước tính giá trị sổ sách của BIG Invest Group là 11.979 đồng/cổ phiếu - cao hơn 99,7% so với giá đóng cửa ngày 14/1/2025 là 6.000 đồng/cổ phiếu.
Tuy nhiên, nếu nhìn kỹ vào chất lượng tài sản, mặc dù BIG Invest Group sở hữu tổng tài sản 191,3 tỷ đồng, nhưng tài sản này chủ yếu nằm ở bên thứ ba và vốn chủ sở hữu chỉ 59,89 tỷ đồng, chiếm 31,3% tổng nguồn vốn, còn lại 121,4 tỷ đồng là nợ phải trả, chiếm 68,7% tổng nguồn vốn.
Trong đó, BIG Invest Group ghi nhận các khoản phải thu ngắn hạn ngày một “phình to”, từ 24,05 tỷ đồng vào cuối năm 2022, lên 53,67 tỷ đồng vào cuối năm 2023.
Cùng với sự “phình to” của các khoản phải thu liên quan tới bên thứ ba, BIG Invest Group còn đang thâm hụt dòng tiền kinh doanh trong 2 năm liên tiếp (2022 và 2023).
Trái với câu chuyện kỳ vọng cổ phiếu đang giao dịch dưới giá sổ sách, lãnh đạo BIG Invest Group liên tục bán ra lượng lớn cổ phiếu.
Trong đó, từ ngày 5/12 đến ngày 12/12/2024, ông Võ Phi Nhật Huy, Chủ tịch HĐQT BIG Invest Group bán ra 800.000 cổ phiếu BIG để giảm sở hữu từ 23,02% vốn điều lệ, về 17,72% vốn điều lệ.
Điểm đáng lưu ý, ngày 21/10/2024, ông Huy mua 2,5 triệu cổ phiếu BIG trong đợt chào bán riêng lẻ 3.035.000 cổ phiếu (giá chào bán 10.000 đồng/cổ phiếu) để nâng sở hữu từ 16% lên 23,02% vốn điều lệ.
Như vậy, ông Huy giữ lại toàn bộ 2,5 triệu cổ phiếu riêng lẻ mới mua đang trong thời gian hạn chế chuyển nhượng 1 năm không thể bán được và bán ra toàn bộ 800.000 cổ phiếu thuộc diện tự do chuyển nhượng.
Lý giải động thái bán cổ phiếu dù giá thị trường đang thấp hơn nhiều so với giá trị sổ sách, ông Huy chia sẻ, việc bán ra 800.000 cổ phiếu BIG để đầu tư hạ tầng kho vựa, nhà xưởng và hỗ trợ nguồn vốn lưu động cho hoạt động kinh doanh sầu riêng.
Tuy nhiên, thực tế sở hữu cổ phiếu BIG là sở hữu của cá nhân ông Huy và theo nguyên tắc kế toán, ông Huy bán và đầu tư nhà xưởng, hỗ trợ nguồn vốn cho hoạt động kinh doanh sầu riêng thì sẽ tách bạch với BIG Invest Group.
Thêm nữa, về định giá, hiện tại, cổ phiếu BIG giao dịch thấp hơn nhiều giá sổ sách, nên việc bán ra cũng phát đi tín hiệu cảnh báo với nhà đầu tư bên ngoài.
Thực tế, không chỉ ông Huy, theo thống kê gần đây, hàng loạt lãnh đạo cao cấp của BIG Invest Group cũng có động thái tương tự. Trong đó, ngày 12/12, bà Nguyễn Thị Hảo, Phó tổng giám đốc bán ra 25.000 cổ phiếu để giảm sở hữu từ 0,87% về 0,71% vốn điều lệ; từ ngày 20/12/2024 đến ngày 3/1/2025, ông Kiều Văn Khoa, ủy viên HĐQT bán ra 50.100 cổ phiếu BIG để giảm sở hữu từ 2,69% vốn điều lệ về 2,35% vốn điều lệ.
Cổ phiếu BIG niêm yết ngày 10/1/2022 và đạt đỉnh ngày 27/1/2022 với 28.860 đồng/cổ phiếu. Sau đó, tính tới ngày 14/1/2025, giá cổ phiếu này giảm còn 6.000 đồng/cổ phiếu, giảm 79,2% so với đỉnh đầu năm 2022.
Như vậy, dù chia sẻ câu chuyện ra bên ngoài về việc cổ phiếu BIG đang giao dịch dưới giá trị sổ sách, nhưng việc lãnh đạo đồng loạt bán ra cũng là một tín hiệu đáng lưu ý về cam kết của lãnh đạo với doanh nghiệp trong bối cảnh doanh nghiệp đang duy trì mô hình thâm hụt dòng tiền, các khoản phải thu của bên thứ ba ngày một “phình to”.
-
Giá cổ phiếu BIG trượt dài, trong khi lãnh đạo đồng loạt bán ra -
VIS Rating kỳ vọng điều kiện kinh doanh cải thiện trong năm 2025 -
Thay đổi bộ chỉ số HOSE-Index, nâng chất lượng cho rổ VN30 từ tháng 3/2025 -
Cảng Đình Vũ chốt quyền tạm ứng cổ tức tỷ lệ 30% bằng tiền -
Chứng khoán HSC sắp chi gần 360 tỷ đồng trả cổ tức, tái bổ nhiệm CEO -
Lực cầu bắt đáy tăng vọt cuối phiên, VN-Index hồi phục lên 1.235 điểm -
Dư nợ cho vay margin chứng khoán sẽ còn tăng trong năm 2025
- Giá dầu tăng cao tác động đến logistics toàn cầu: Tối ưu chuỗi cung ứng là yếu tố sống còn
- Sacombank-SBL thay đổi địa chỉ chi nhánh Đà Nẵng
- Mô hình hệ sinh thái thành công trên thế giới, xu thế không thể bỏ qua
- Thành lập Công ty bất động sản Trần Anh Land
- Panasonic bàn giao Phòng thí nghiệm giải pháp HVAC cho trường Đại học Bách khoa TP.HCM
- Liên minh Hợp tác xã Việt Nam mời hợp tác đầu tư