-
Trung Quốc giữ nguyên lãi suất cho vay cơ bản -
Nhật Bản giữ nguyên lãi suất cơ bản, đồng yên rớt giá thấp nhất 4 tháng -
Fed hạ lãi suất, nâng dự báo tăng trưởng kinh tế Mỹ năm 2024 -
Doanh số bán lẻ phản ánh sức mạnh bền bỉ của kinh tế Mỹ -
Ông Trump và cú hích đầu tư, việc làm cho nền kinh tế Mỹ -
4 chính sách của ông Trump có thể tác động mạnh nhất đến tăng trưởng kinh tế
Giá dầu bắt đầu tăng mạnh kể từ cuối tháng 4 khi một số quốc gia nới lỏng các biện pháp giãn cách xã hội do dịch Covid-19. Ảnh: AFP |
Chưa loại trừ nhiễu loạn
Giá dầu thô Brent hôm nay quay đầu nhích nhẹ 0,12 USD (tương đương 0,4%) lên 29,84 USD/thùng lúc 00:44 giờ GMT, sau khi lao dốc 4% trong phiên giao dịch tại châu Á hôm qua 6/5. Trong khi đó, đầu thô Mỹ tăng 0,8% lên 24,18 USD/thùng, sau phiên giảm hơn 2% trước đó.
Giá dầu bắt đầu tăng mạnh kể từ cuối tháng 4 khi một số quốc gia nới lỏng các biện pháp phong tỏa và giãn cách xã hội khi dịch Covid-19 có dấu hiệu lắng xuống. Đầu tuần này, giá dầu tăng 20% khi nhiều quốc gia khởi động lại nền kinh tế.
“Báo cáo mới nhất về lượng dầu tồn kho của Mỹ là bằng chứng bổ sung rằng sau một vài tuần trượt giá thảm khốc, áp lực lên thị trường dầu mỏ Mỹ bắt đầu vơi bớt”, đại diện công ty tư vấn chiến lược tài chính Capital Economics (Australia) đánh giá.
“Nói như vậy, nhưng chúng tôi không loại trừ nhiễu loạn thị trường trong những tuần tới”, các chuyên gia Capital Economics cho biết.
Dữ trữ dầu mỏ trên thế giới tăng cao, khiến khoảng cách cung - cầu trên thị trường vẫn lớn. Dự trữ dầu thô của Mỹ liên tục tăng trong 15 tuần qua và đến nay chạm mốc 4,6 triệu thùng, còn lượng dầu chưng cất cũng tăng mạnh, theo công bố hôm 6/5 của Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ. Con số này vẫn thấp hơn mức 7,8 triệu thùng mà các nhà phân tích dự báo trước đó.
Trong khi đó, Iraq, nhà sản xuất dầu mỏ lớn thứ 2 sau Saudi Arabia của Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) vẫn chưa thông báo cho khách hàng về việc hạn chế xuất khẩu dầu mỏ của quốc gia này. Điều này cho thấy Iraq đang đấu tranh để tuân thủ đầy đủ thỏa thuận cắt giảm sản lượng giữa OPEC và các nhà sản xuất khác như Nga.
Tháng trước, OPEC và các đồng minh sản xuất dầu mỏ (gọi tắt là OPEC +) đã nhất trí cắt giảm sản lượng mức kỷ lục 9,7 triệu thùng/ngày kể từ ngày 1/5 để bình ổn giá dầu trong bối cảnh nhu cầu dầu mỏ giảm sâu vì dịch Covid-19.
Giá dầu sẽ cán mốc 100 USD
Tỷ phú Ai Cập Naguib Sawiris, Chủ tịch kiêm CEO của Tập đoàn đầu tư Orascom Investment cho rằng, cuộc chiến giá dầu vừa qua giữa Saudi Arabia và Nga là “nỗ lực có toan tính” nhằm bóp nghẹt ngành công nghiệp dầu đá phiến của Mỹ và giúp Saudi Arabia rộng đường trên thị trường về lâu dài.
Trước khi OPEC+ đạt thỏa thuận cắt giảm sản lượng 9,7 triệu thùng/ngày (bằng 10% sản lượng dầu mỏ toàn cầu), cuộc chiến giá dầu cộng với tác động của đại dịch Covid-19 khiến giá dầu chạm đáy 18 năm qua.
“Tôi cho rằng họ (các nhà sản xuất dầu mỏ) đều biết điều gì sẽ xảy ra nhưng họ vẫn muốn làm điều đó (chiến tranh giá dầu), bởi lẽ bằng cách giết chết một đối thủ cạnh tranh, giá dầu có thể tăng lên hơn 50 hoặc 60 USD/thùng. Do vậy, tôi thực sự tin rằng giá dầu sẽ đạt mốc 100 USD/thùng trong vòng 18 tháng nữa”, tỷ phú Sawiris nhận định.
-
Honda và Nissan cân nhắc sáp nhập: Hướng đi tất yếu? -
Fed hạ lãi suất, nâng dự báo tăng trưởng kinh tế Mỹ năm 2024 -
Fed giảm lãi suất lần thứ ba liên tiếp -
Doanh số bán lẻ phản ánh sức mạnh bền bỉ của kinh tế Mỹ -
Nhật Bản bổ sung 90 tỷ USD cho gói kích thích kinh tế mới -
Ông Trump và cú hích đầu tư, việc làm cho nền kinh tế Mỹ -
Chính phủ Mỹ đứng trước nguy cơ đóng cửa vì thiếu kinh phí
- Nhà máy Quang Lân - Sơn Tuylips đồng hành cùng xu hướng "Marketing Xanh"
- Tủ đông Kangaroo là Sản phẩm hiệu suất năng lượng cao nhất 2024
- Chào bán phần vốn góp của Công ty cổ phần Tổng công ty Tín Nghĩa tại Công ty cổ phần Đầu tư Tín Nghĩa Á Châu
- Doanh nghiệp xuất nhập khẩu gia tăng lợi thế từ giải pháp Techcombank
- Đăng tin bất động sản dễ dàng, nhanh chóng với nền tảng Radanhadat.vn
- Giải pháp tài chính trọn gói dành cho doanh nghiệp SME và Start-up