
-
Mỹ, Canada sẽ nối lại đàm phán thương mại
-
Canada rút lại thuế dịch vụ kỹ thuật số sau khi Mỹ ngừng đàm phán thương mại
-
Tổng thống Trump đột ngột chấm đứt đàm phán thương mại với Canada
-
ECB có khả năng tạm dừng chu kỳ cắt giảm lãi suất khi lạm phát đã ổn định ở mức dưới 2%
-
Mỹ, Trung Quốc đã xác nhận nội dung chi tiết của thỏa thuận thương mại -
Kinh tế Mỹ suy giảm 0,5% trong quý I/2025
![]() |
Công nhân làm việc tại cơ sở lọc dầu ở Basra, Iraq ngày 14/12/2017. Ảnh: AFP/TTXVN |
Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) và các đồng minh do Nga dẫn đầu (gọi tắt là OPEC+) hôm 4/10 đã nhất trí tiếp tục thực hiện thỏa thuận tăng sản lượng 400.000 thùng/ngày trong tháng ít nhất đến năm 2022.
Kết thúc phiên giao dịch 5/10 (giờ Mỹ), giá dầu WTI của Mỹ tăng 1,31 USD, tương đương 1,7%, lên mức 78,93 USD/thùng. Trong phiên, giá dầu WTI có thời điểm tăng hơn 2% lên mức 79,48 USD/thùng, mức cao nhất trong gần 7 năm qua.
Tương tự, giá dầu Brent cũng bật nhảy 1,6% lên mức 82,56 USD/thùng. Trước đó, giá dầu Brent khoan thủng đỉnh giá 3 năm qua khi đạt mốc 83,13 USD/thùng.
Trước đó, giá dầu WTI và Brent giao kỳ hạn cũng đều tăng vọt hơn 2% trong phiên giao dịch 4/10.
"Chúng ta sẽ phải hoạt động trong tình trạng thiếu nguồn cung dầu mỏ trong vài tháng tới và OPEC dường như đang hân hoan với tình hình hiện nay", ông Phil Flynn, chuyên gia phân tích dầu mỏ tại Công ty môi giới hàng hóa giao sau Price Futures Group (Mỹ) bình luận.
Tính từ đầu năm đến nay, giá dầu đã tăng hơn 50%, làm gia tăng áp lực lạm phát lên các quốc gia tiêu thụ nhiều dầu mỏ như Mỹ và Ấn Độ, đồng thời làm dấy lên lo ngại giá dầu leo thang sẽ cản đường những kinh tế này phục hồi từ đại dịch Covid-19.
Cuối tháng 9, Ủy ban kỹ thuật chung OPEC+ (gọi tắt là JTC) dự báo thị trường dầu mỏ năm 2021 sẽ hụt cung khoảng 1,1 triệu thùng/ngày. Nhưng sang đến năm 2022, thị trường sẽ đảo chiều và đạt dư cung 1,4 triệu thùng/ngày.
Trước thềm OPEC+ ra quyết định tiếp tục tăng sản lượng 400.000 thùng/ngày, một nguồn tin của Reuters cho biết, OPEC+ lo ngại rằng làn sóng nhiễm Covid-19 thứ tư trên toàn cầu có thể vùi dập đà phục hồi của nhu cầu dầu mỏ.
Theo ông Gary Cunningham, Giám đốc nghiên cứu thị trường tại Công ty tư vấn năng lượng Tradition Energy, giá khí tự nhiên trên thế giới gần đây tăng phi mã, đã khiến các nhà máy điện chuyển hướng sang dùng dầu thay khí để phát điện. Điều này càng "đổ thêm dầu vào lửa", càng khiến giá dầu leo thang.
"Tôi nghĩ sẽ có hiện tượng chốt lời và chúng ta sẽ bước vào mùa đông với giá khí tự nhiên rất cao", ông Gary Cunningham dự đoán. Chuyên gia này cũng nhận định, giá dầu Brent và WTI trong thời gian tới sẽ tiếp tục hưởng lợi và lần lượt ổn định quanh ngưỡng 80 USD/thùng và 75 USD/thùng.
Hiện giới đầu tư dầu mỏ thế giới đang săn tìm dữ liệu tồn kho dầu thô từ Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ để ra quyết định đầu tư phù hợp trong phiên giao dịch 6/10. Liên quan đến vấn đề này, trong một cuộc khảo sát sơ bộ mới đây của Reuters, các chuyên gia và nhà phân tích dầu mỏ dự đoán tồn kho dầu thô của Mỹ trong tuần trước có thể giảm mạnh.

-
Canada rút lại thuế dịch vụ kỹ thuật số sau khi Mỹ ngừng đàm phán thương mại -
Nhật Bản, Trung Quốc dẫn đầu, thị trường M&A toàn cầu nổi sóng nhờ các thương vụ lớn -
Quan chức Pháp: EU - Mỹ có thể đạt thỏa thuận thương mại trước thời hạn -
Tổng thống Trump đột ngột chấm đứt đàm phán thương mại với Canada -
ECB có khả năng tạm dừng chu kỳ cắt giảm lãi suất khi lạm phát đã ổn định ở mức dưới 2% -
Mỹ, Trung Quốc đã xác nhận nội dung chi tiết của thỏa thuận thương mại -
Kinh tế Mỹ suy giảm 0,5% trong quý I/2025
-
Vietcombank dẫn đầu ngành ngân hàng về đổi mới sáng tạo và ESG
-
Vietcombank giới thiệu Apple Pay đến chủ thẻ quốc tế Vietcombank JCB
-
Ngân hàng ngoại khuấy động thị trường bất động sản bằng chiến lược "cam kết dài hạn"
-
Acecook Việt Nam công bố chiến lược phát triển mới
-
Tập đoàn AEON chính thức ra mắt Chương trình Điểm thành viên “WAON POINT”
-
OBC Holdings ra mắt thị trường với dự án A&K Tower