-
Giữ kinh phí công đoàn 2%, không “chốt” cứng tỷ lệ phân phối -
Tổng thống Rumen Radev mong muốn VinFast sớm nghiên cứu, đầu tư vào Bulgaria -
Tăng ngưỡng doanh thu không chịu thuế giá trị gia tăng lên 200 triệu đồng -
Quốc hội nhất trí đưa phân bón quay lại chịu thuế giá trị gia tăng 5% -
Doanh nghiệp tư nhân cũng được hành nghề công chứng -
Thủ tướng chỉ đạo chủ động ứng phó, khắc phục nhanh hậu quả mưa lũ ở Trung Bộ
Giá trung bình xuất khẩu cho khách hàng Trung Quốc cao hơn so với giá trung bình dầu thô Việt Nam xuất khẩu ra thế giới. Ảnh minh hoạ. Nguồn: Internet |
Trong 8 tháng đầu năm 2017, PVN đã khai thác 10,49 triệu tấn dầu, trong đó khai thác ở trong nước đạt 9,19 triệu tấn, ở nước ngoài là 1,30 triệu tấn. Cũng đến hết tháng 8/2017, tổng số lượng dầu thô được PVN và các đối tác là chủ mỏ dầu xuất bán (thông qua đơn vị đại lý, ủy thác bán dầu là Tổng Công ty Dầu Việt Nam - PVOIL) là 8,81 triệu tấn đã đạt doanh thu 3,597 tỷ USD, trong đó xuất khẩu là 4,976 triệu tấn với doanh thu đạt 2,004 tỷ USD và bán cho các khách hàng trong nước là 3,836 triệu tấn – doanh thu đạt 1,59 tỷ USD. Giá xuất khẩu dầu thô Việt Nam trung bình cho cả giai đoạn 8 tháng năm 2017 là 402,41 USD/tấn.
Dầu thô Việt Nam được xuất bán đến thị trường Trung Quốc bao gồm một phần từ khách hàng Trung Quốc tham gia đấu thầu mua trực tiếp, một phần do các công ty kinh doanh dầu thô quốc tế mua dầu thô của Việt Nam rồi bán lại vào thị trường Trung Quốc. Trong 8 tháng đầu năm 2017, khách hàng Trung Quốc, cụ thể là Công ty Dầu Unipec đã tham gia trực tiếp mua dầu thô từ Việt Nam với tổng khối lượng mua khoảng 1,78 triệu tấn, chiếm khoảng 20% tổng sản lượng dầu thô Việt Nam sản xuất và khoảng 35% tổng sản lượng dầu thô Việt Nam xuất khẩu với tổng giá trị đạt 733 triệu USD.
Các loại dầu thô Việt Nam được khách hàng Trung Quốc mua trong giai đoạn này đến từ các mỏ: Sư Tử Đen, Rạng Đông, Ruby, Chim Sáo, Thăng Long - là các mỏ dầu khí có sự tham gia của các chủ mỏ dầu nước ngoài đang tiến hành khai thác tại Việt Nam với vai trò là người bán như SK và KNOC (Hàn Quốc), Perenco và Geopetrol (Pháp), JVPC (Nhật Bản), Petronas (Malaysia), Santos (Úc), Premier Oil (Vương quốc Anh), Repsol (Tây Ban Nha).
Giá trung bình xuất khẩu cho khách hàng Trung Quốc mua trực tiếp là 412 USD/tấn, cao hơn so với giá trung bình dầu thô Việt Nam xuất khẩu khoảng 9,59 USD/tấn. Tính chung giá dầu thô Việt Nam xuất bán vào thị trường Trung Quốc (do khách hàng Trung Quốc mua trực tiếp hoặc mua lại thông qua các công ty kinh doanh dầu thô quốc tế bán lại) có giá trung bình 405,31 USD/tấn (vẫn cao hơn so với giá dầu thô trung bình được Việt Nam xuất khẩu khoảng 2,9 USD/tấn).
Giá dầu thô xuất bán đến Trung Quốc (qua khách hàng Trung Quốc trực tiếp mua hay qua qua các công ty kinh doanh dầu thô quốc tế bán lại) hoàn toàn phụ thuộc vào chất lượng từng loại dầu và tình hình thị trường vào thời điểm xuất bản.
Tất cả các thông tin về việc xuất bán dầu thô của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam đều được báo báo chính thức bằng văn bản theo quy định thường kỳ đến Bộ Tài chính, Bộ Công Thương, Tổng Cục Hải quan, Cục Thống kê TP. Hồ Chí Minh, Cục Thống kê tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu.
Dầu thô Việt Nam được khai thác từ nhiều mỏ thuộc các chủ dầu trong nước và nước ngoài. Hiện nay, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam tham gia khai thác và xuất bán 18 loại dầu thô, trong đó có 17 loại khai thác ở trong nước và 01 loại khai thác tại Algeria. Các loại dầu thô của Việt Nam được cung cấp một phần cho thị trường trong nước (Nhà máy Lọc dầu Dung Quất, các nhà máy chế biến condensate) và để xuất khẩu.
Chất lượng các loại dầu thô của Việt Nam có sự khác nhau nên giá trị thương mại trên thị trường quốc tế cũng khác nhau, có thể chênh lệch đến 2USD/thùng (tương đương 17 - 18USD/tấn) giữa dầu thô chất lượng cao (như từ mỏ Bạch Hổ, mỏ Sư tử đen…) và các loại dầu thô khác. Ngoài ra, giá bán dầu thô còn phụ thuộc vào tình hình thị trường dầu mỏ tại thời điểm xuất bán.
Việc xuất bán dầu thô của Việt Nam được thực hiện dưới sự kiểm soát rất chặt chẽ theo quy trình đấu thầu và sự thống nhất tuyệt đối của các chủ mỏ dầu Việt Nam và nước ngoài tại các dự án khai thác dầu khí. Các lô dầu xuất khẩu đều được bán theo hình thức đấu thầu đảm bảo công bằng, minh bạch, hiệu quả và an toàn cho khai thác mỏ. Giá bán của tất cả các lô dầu đều là giá cao nhất tại thời điểm bán, phù hợp với các điều kiện kỹ thuật mà các chủ mỏ dầu (bao gồm Tập đoàn Dầu khí Việt Nam và các đối tác là công ty dầu khí quốc tế) đặt ra.
Danh sách khách hàng mời tham gia mua dầu Việt Nam được các chủ mỏ dầu thông qua có khoảng gần 30 khách hàng, bao gồm khách hàng đến từ các nước như Hoa Kỳ, Nhật Bản, Singapore, Australia, Hàn Quốc, Thái Lan, Malaysia, Trung Quốc…. Như vậy, dầu thô Việt Nam hiện được xuất bán đi tiêu thụ tại nhiều nước trên thế giới như Nhật, Hoa Kỳ, Singapore, Trung Quốc Australia.
-
Tổng thống Rumen Radev mong muốn VinFast sớm nghiên cứu, đầu tư vào Bulgaria -
Dự kiến chiều 27/11 trình Quốc hội việc tiếp tục chủ trương đầu tư dự án điện hạt nhân Ninh Thuận -
Bãi bỏ 30 văn bản quy phạm pháp luật lĩnh vực Công thương -
Tăng ngưỡng doanh thu không chịu thuế giá trị gia tăng lên 200 triệu đồng
-
Quốc hội nhất trí đưa phân bón quay lại chịu thuế giá trị gia tăng 5% -
Doanh nghiệp tư nhân cũng được hành nghề công chứng -
Bộ trưởng Bộ Công an Lương Tam Quang: Tăng cường ký hiệp định dẫn độ tội phạm -
Giám sát việc thực thi quyền lực của người có chức vụ chưa được quan tâm đúng mức -
Tội phạm cướp ngân hàng, cướp cửa hàng vàng tăng -
Giảm mạnh thuế cho báo chí, tăng thuế đồ uống có đường -
Hà Nội sẽ đầu tư xây dựng 3 tuyến giao thông kết nối 2 bệnh viện
- Siêu phẩm “nhà đẻ ra tiền” tung chính sách khủng cuối năm
- Việt Nam - Điểm khởi đầu cho kế hoạch tư vấn nhà máy thông minh toàn cầu của Samsung
- Chuyển tiền Kiều hối Ria về Việt Nam tại Agribank - phí 0 đồng
- BIDV nhận 3 giải thưởng quốc tế về trải nghiệm khách hàng
- Land Rover Việt Nam ra mắt Range Rover Velar mới
- GEIMS Việt Nam 2024 - Điểm hẹn của các doanh nghiệp “Đầu tàu” ngành sản xuất diện tử