
-
Fed giữ nguyên lãi suất, muốn quan sát thêm tác động thuế quan
-
Giá dầu giảm mạnh khi OPEC+ tuyên bố tiếp tục tăng sản lượng
-
Mỹ bỏ quy tắc miễn trừ "de minimis", Temu buộc thay đổi mô hình kinh doanh
-
Trung Quốc nói đang cân nhắc khả năng đàm phán thương mại với Mỹ
-
Nền kinh tế Mỹ tăng trưởng âm trong quý I/2025 -
Giới tài chính thở phào khi Tổng thống Trump ngừng gây sức ép lên Fed và IMF
![]() |
Lo ngại thế giới sắp hết chỗ chứa dầu, đã có doanh nghiệp tính phương án đóng thêm tàu dầu để tích trữ trên biển. Ảnh: AFP |
Thị trường dầu mỏ thế giới đang bị vùi dập bởi 2 tác nhân chính, gồm tuyên bố đẩy sản lượng tăng cao của Saudi Arabia và Nga sau khi thỏa thuận hợp tác kiểm soát nguồn cung dầu mỏ giữa OPEC và các đối tác đổ bể; nhu cầu dầu mỏ bị “đóng băng” do các biện pháp cách ly hạn chế đi lại để ngăn dịch Covid-19 lây lan.
Giá dầu thô Brent đã giảm 66% trong quý I/2020 - mức sụt giảm lịch sử từ trước đến nay. Dầu Brent loại LCOc1 hôm 1/4 giảm giá 1,19 USD, tương đương 4,5%, về 25,16 USD/thùng lúc 13:30 giờ GMT. Trước đó, giá dầu Brent hôm 31/3 rớt xuống còn 21,65 USD/thùng, mức thấp nhất kể từ năm 2002.
Giá dầu thô WTI của Mỹ, loại Clc1 giao tháng 5, hôm 1/4 nhích được 2 cent lên 20,50 USD/thùng.
Hãng tin Reuters dẫn quan điểm của Bjornar Tonhaugen, chuyên gia của công ty tư vấn năng lượng Rystad Energy cho rằng, tháng 4 sẽ là một trong những tháng khó khăn nhất trong lịch sử ngành dầu mỏ. “Thị trường dầu mỏ tháng 4 sẽ bội thực với nguồn cung 25 triệu thùng/ngày. Chẳng còn nơi nào để thoát khỏi cơn sóng dư cung này”, Tonhaugen cảnh báo.
Theo dự báo của Viện Dầu khí Mỹ, tồn kho dầu thô hàng tuần của Mỹ sẽ tăng lên ngưỡng 10,5 triệu thùng, vượt xa dự báo 4 triệu thùng trước đó.
Giá dầu rớt thảm là nguyên nhân dẫn đến rạn nứt nội bộ Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC). Saudi Arabia và các thành viên khác của OPEC đã không nhất trí tổ chức một cuộc họp kỹ thuật trong tháng 4 để bàn thảo về giá dầu.
Trước đó, thỏa thuận hợp tác kiểm soát nguồn cung dầu mỏ do OPEC cầm chịch với các đối tác khác đã đổ bể hồi đầu tháng 3, sau khi Nga từ chối cắt giảm thêm sản lượng. Theo kết quả khảo sát các thành viên OPEC do Reuters thực hiện, Saudi Arabia đã bắt đầu tăng sản lượng dầu mỏ và dự kiến sẽ hút thêm dầu trong tháng này.
“Rất khó để OPEC với Nga hoặc Mỹ đạt được giải pháp hiệu quả về kiểm soát sản lượng để đối phó với nhu cầu dầu mỏ đang giảm mạnh”, Harry Tchilinguirian, chuyên gia phân tích của ngân hàng BNP Paribas (Anh) nhận định.
Tổng thống Mỹ Donald Trump hôm 31/3 cho biết nếu cần, ông sẽ cùng Saudi Arabia và Nga trao đổi về việc giá dầu sụt giảm.
Nhưng, chuyên gia Tonhaugen của công ty tư vấn năng lượng Rystad Energy tỏ ra hoài nghi về khả năng đạt được bất kỳ thỏa thuận hợp tác mới giữa các nhà sản xuất dầu mỏ theo hướng tốt cho thị trường.
“Trong ngắn hạn, ngoại giao sẽ không giúp ích cho một thị trường nặng tính vật chất cũng như dầu mỏ. Thị trường đã chính thức bị phá vỡ và không còn phản ánh đúng giá trị của dầu thô", Tonhaugen lo lắng.

-
Mỹ - Trung sẽ đàm phán "phá băng" thương mại vào cuối tuần này -
Ông Friedrich Merz tuyên thệ nhậm chức Thủ tướng Đức -
Trung Quốc cắt giảm lãi suất cơ bản, hạ tỷ lệ dữ trữ bắt buộc -
Meta ngừng hợp tác Telus, hàng nghìn kiểm duyệt viên bị ảnh hưởng -
Hồng Kông can thiệp ngoại hối để bảo vệ tỷ giá cố định -
Dự báo Fed chưa vội cắt giảm lãi suất -
Giá dầu giảm mạnh khi OPEC+ tuyên bố tiếp tục tăng sản lượng
-
SeABank thông báo bổ sung nội dung hoạt động vào giấy phép hoạt động
-
SeABank được vinh danh “Ngân hàng tiên phong trong đổi mới quản trị vì sự phát triển bền vững”
-
Nên mua nhà trước hay sau khi sáp nhập tỉnh thành?
-
Yara Việt Nam bổ nhiệm tổng giám đốc mới
-
Becamex Tokyu hợp tác các sàn bất động sản hàng đầu để đưa chuẩn sống Nhật đến khách hàng Việt
-
Cần Thơ "mới": Cuộc đua "săn" thời cơ lịch sử của giới đầu tư chiến lược