Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Sáu, Ngày 22 tháng 11 năm 2024,
Giá gạo xuất khẩu Việt Nam tiếp tục lập kỷ lục mói
Thế Hoàng - 28/08/2023 12:26
 
Giá gạo 5% tấm xuất khẩu của Việt Nam cuối tuần qua ghi nhận ở mức 638 USD/tấn; gạo 25% tấm 623 USD/tấn, mức giá này tiếp tục cao hơn giá gạo xuất khẩu của Thái Lan.
Giá gạo xuất khẩu của Việt Nam tiếp đà đi lên sau khi huế 20% đối với xuất khẩu gạo đồ từ cuối tuần qua.
Giá gạo xuất khẩu của Việt Nam tiếp đà đi lên sau khi Ấn Độ áp thuế 20% đối với gạo đồ xuất khẩu từ cuối tuần qua.

Giá gạo xuất khẩu của Việt Nam tiếp tục thiết lập mốc mới vào cuối tuần qua, sau khi thị trường gạo châu Á có thêm diễn biến mới.

Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam, giao dịch ngày 25/8, giá gạo xuất khẩu của Việt Nam giữ vững vị trí cao nhất thế giới.

Giá gạo 5% tấm xuất khẩu của Việt Nam trong ngày 25/8 ở mức 638 USD/tấn, tăng 105 USD/tấn so với ngày 19/7 (thời điểm trước khi Ấn Độ cấm xuất khẩu). Gạo cùng loại của Thái Lan giao dịch ở mức 628 USD/tấn, tăng 87 USD/tấn.

Giá gạo 25% tấm của Việt Nam cũng từ mức 513 USD/tấn hôm 19/7 lên 623 USD/tấn vào cuối tuần qua, gạo 25% tấm Thái Lan từ 502 USD/tấn tăng lên mức 565 USD/tấn.

Sở dĩ giá gạo xuất khẩu cuối tuần qua tiếp đà tăng là do Ấn Độ hôm 25/8 thông báo đã áp dụng mức thuế 20% đối với xuất khẩu gạo đồ và kéo dài đến ngày 16/10. Động thái có thể làm giảm hơn nữa lượng xuất khẩu từ nước xuất khẩu lớn nhất thế giới này và đẩy tăng hơn nữa giá gạo toàn cầu, vốn đang giao dịch gần mức cao nhất trong 12 năm.

Quyết định trên được Bộ Tài chính Ấn Độ thông báo vào tối 25/8 nhằm kiểm soát tình trạng giá tăng, trong khi đảm bảo nguồn cung đủ cho thị trường trong nước.

Với biện pháp mới này, Ấn Độ hiện đã áp đặt hạn chế xuất khẩu đối với tất cả các loại gạo không phải là basmati, vốn chiếm 25% tổng xuất khẩu gạo của nước này.

Hôm 20/7, Ấn Độ đã khiến các nhà nhập khẩu bất ngờ khi áp đặt lệnh cấm xuất khẩu gạo trắng non-basmati – loại gạo được tiêu thụ rộng rãi. Lệnh cấm đã thúc đẩy giá gạo lên mức cao kỷ lục.

Chỉ số giá gạo của Tổ chức Nông Lương Liên Hợp Quốc trong tháng 7/2023 đã tăng lên mức cao nhất trong gần 12 năm do giá ở các nước xuất khẩu chính tăng vọt bởi nhu cầu mạnh mẽ sau khi Ấn Độ áp đặt các hạn chế xuất khẩu.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cho biết, Ấn Độ và một số nước cấm xuất khẩu gạo, các nước như Trung Quốc, Philippines, Indonesia...đều tăng mua gạo của Việt Nam. 

Tại phiên họp thứ 25 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội gần nhất, trả lời chất vấn  về nhóm vấn đề thuộc lĩnh vực nông nghiệp, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan nhìn nhận, một số nước cấm xuất khẩu gạo đem lại cho Việt Nam cơ hội, nhưng cần hết sức bình tĩnh, vì mọi vấn đề đều có mặt trái, nếu không quản lý tốt mà chỉ nói một phía sẽ không toàn diện.

"Trong bối cảnh hiện nay phải đảm bảo an ninh lương thực quốc gia và đẩy mạnh xuất khẩu gạo như là cam kết của Việt Nam, có trách nhiệm với thế giới trong đảm bảo an ninh lương thực", Bộ trưởng Lê Minh Hoan nói.

7 tháng đầu năm 2023, ngành gạo đã xuất khẩu sẽ xuất khẩu 4,83 triệu tấn, trị giá 2,58 tỷ USD, tăng 18,7% về lượng và tăng 29,6% về trị giá so với cùng kỳ năm 2022. Giá xuất khẩu bình quân ước đạt 534 USD/tấn, tăng 9,2% so cùng kỳ năm 2022.

Dự kiến, nước ta sẽ xuất khẩu 7,5 - 8 triệu tấn gạo các loại trong năm 2023.

 
"Hết sức bình tĩnh" trong xuất khẩu gạo
Đại biểu Quốc hội chất vấn Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về giải pháp vừa đảm bảo an ninh lương thực, vừa sản...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư