Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Bảy, Ngày 12 tháng 10 năm 2024,
Gia hạn giảm phí quyền cung cấp dịch vụ truyền hình trả tiền đến hết năm 2022
T.T - 01/01/2022 20:34
 
Bộ Tài chính vừa ban hành Thông tư số 127/2021/TT-BTC về gia hạn giảm phí quyền cung cấp dịch vụ truyền hình trả tiền nhằm tiếp tục hỗ trợ đối tượng chịu ảnh hưởng bởi dịch Covid-19.
Ảnh minh hoạ

Theo đó, kể từ ngày 1/1/2022 đến ngày 31/12/2022, doanh thu tính phí quyền cung cấp dịch vụ truyền hình trả tiền từ 50 tỷ đồng trở xuống (không bao gồm thuế giá trị gia tăng) sẽ được miễn phí.

Nếu tổng doanh thu lớn hơn 50 tỷ đồng (không bao gồm thuế giá trị gia tăng) thì mức phát sinh đó sẽ được tính ở mức 0,3% trên doanh thu tính phí quyền cung cấp dịch vụ truyền hình trả tiền (tính hợp đồng theo năm dương lịch). Nghĩa là, kể từ quý mà tổng doanh thu lũy kế từ ngày 1 tháng 1 năm dương lịch lớn hơn 50 tỷ đồng, doanh nghiệp tính và nộp phí đối với phần tổng doanh thu lớn hơn 50 tỷ đồng. 

Cụ thể, phí truyền hình sẽ được tính như sau, năm 2022, doanh nghiệp A có doanh thu dịch vụ truyền hình trả tiền quý I là 40 tỷ đồng, quý II là 20 tỷ đồng. Quý I, doanh nghiệp A không phải nộp phí. Quý II, doanh nghiệp A phải nộp phí như sau: (40 + 20 - 50) tỷ đồng x  0,3% = 30 triệu đồng. Từ quý III trở đi, phát sinh doanh thu dịch vụ truyền hình trả tiền, doanh nghiệp A phải nộp phí = 0,3% x doanh thu quý.

Năm 2022, doanh nghiệp B có doanh thu dịch vụ truyền hình trả tiền quý I là 60 tỷ đồng. Doanh nghiệp B phải nộp phí quý I như sau: (60 - 50) tỷ đồng x 0,3% = 30 triệu đồng. Từ quý II trở đi, phát sinh doanh thu dịch vụ truyền hình trả tiền, doanh nghiệp B phải nộp phí = 0,3% x doanh thu quý.

Năm 2022, doanh nghiệp C có doanh thu dịch vụ truyền hình trả tiền nhỏ hơn hoặc bằng 50 tỷ đồng, doanh nghiệp C không phải nộp phí năm 2022.

Kể từ ngày ngày 01/01/2023 trở đi, doanh nghiệp tính và nộp phí đối với tổng doanh thu phát sinh (0,3% x tổng doanh thu quý). Thời gian nộp phí chậm nhất là ngày 20 tháng đầu của quý tiếp theo.

Truyền hình trả tiền trước ác mộng OTT xuyên biên giới
Truyền hình trên nền tảng Internet (OTT) xuyên biên giới sẽ tiếp tục lấn át, cạnh tranh không bình đẳng, đe dọa sự tồn vong của doanh nghiệp...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư