-
Giá xăng E5 RON 92 và xăng RON 95-III cùng giảm nhẹ -
Xuất nhập khẩu đến ngày 15/11/2024 cán mốc 681,4 tỷ USD, bằng cả năm 2023 -
Thêm một nguồn cung cấp DAP chất lượng cao, cung ứng ổn định cho nông dân Việt Nam -
Dệt may đặt mục tiêu kim ngạch xuất khẩu đạt 47 - 48 tỷ USD trong năm 2025 -
Hàng Việt bao phủ chuỗi bán lẻ nội địa -
Cá tra Đồng Tháp tự tin “Vươn ra biển lớn”
Giá lương thực, thực phẩm đều tăng trong tháng 2/2022. |
Các mặt hàng thiết yếu đều tăng giá
Đợt điều chỉnh tăng giá xăng dầu từ 15 giờ chiều 1/3 đã đưa giá xăng RON 95 gần chạm ngưỡng 27.000 đồng/lít; giá xăng RON 92 tăng 545 đồng/lít, thành 26.077 đồng/lít; giá dầu diesel 0.05S là 21.310 đồng/lít (tăng 509 đồng/lít); giá dầu hỏa 19.978 đồng/lít (tăng 469 đồng/lít); giá dầu mazut 180CST 3.5S là 18.468 đồng/kg (tăng 536 đồng/kg).
Giá xăng dầu tăng cao đang tác động trực tiếp tới túi tiền của người tiêu dùng, doanh nghiệp và là một trong những nguyên nhân chính khiến Chỉ số Giá tiêu dùng (CPI) tăng.
Bà Nguyễn Thu Oanh, Vụ trưởng Vụ Thống kê giá (Tổng cục Thống kê) nhấn mạnh: “Việc tăng giá xăng dầu tác động khá lớn tới lạm phát của toàn nền kinh tế”.
Dựa trên 3 kịch bản giá dầu trong bối cảnh căng thẳng Nga - Ukraine tiếp diễn, Dragon Capital đưa ra dự báo, lạm phát năm 2022 của Việt Nam từ 3,58% đến 4,18%.
Cụ thể, CPI tháng 2/2022 tăng 1% so với tháng 1/2022; tăng 1,2% so với tháng 12/2021 và tăng 1,42% so với cùng kỳ năm 2021. CPI bình quân 2 tháng đầu năm 2022 tăng 1,68% so với bình quân cùng kỳ năm 2021.
Trong tháng 2/2022, giá lương thực tăng 0,35%, thực phẩm tăng 1,69%, ăn uống ngoài gia đình tăng 1,68%. Đặc biệt, do giá xăng dầu tăng mạnh, đồng thời, do nhu cầu đi lại trong dịp Tết tăng cao, nên CPI nhóm giao thông tăng tới 2,35% so với tháng 1/2022, ảnh hưởng khá lớn tới tốc độ tăng CPI chung.
Đặc biệt, dịch Covid-19 đang căng thẳng, tại Hà Nội mỗi ngày có hơn chục ngàn ca nhiễm mới, các loại test nhanh cũng bị đẩy giá tăng 15% so với tuần trước và đã xuất hiện tình trạng khan hiếm, nhảy giá liên tục.
Trong khi đó, giá gas cũng có đợt điều chỉnh tăng lần thứ 2 kể từ đầu năm đến nay. Từ ngày 1/3, giá gas Petrolimex bán lẻ (đã bao gồm VAT) tại Hà Nội là 499.000 đồng/bình dân dụng 12 kg, tăng 44.200 đồng/bình so với tháng 2. Giá gas công nghiệp là 1.995.900 đồng/bình 48 kg, tăng 176.900 đồng/bình so với tháng 2. Giá gas bán lẻ của Công ty TNHH MTV Dầu khí TP.HCM (Saigon Petro) tăng 42.000 đồng/bình 12 kg, ở mức 502.000 đồng/bình 12kg.
Giá cả tăng cao khiến nhiều người dân dù đã thắt chặt chi tiêu hết sức, nhưng không tránh khỏi khó khăn. Chị Hoàng Thùy Trang (ở Lĩnh Nam, Hoàng Mai, Hà Nội) cho biết, giá thuê nhà từ đầu tháng 2/2022 tăng thêm 500.000 đồng/tháng, giá gas cũng tăng thêm hơn 40.000 đồng/bình 12kg. Ngoài chợ, giá cả hầu hết các mặt hàng cũng đều tăng cao. “Để co kéo, trang trải chi phí của gia đình với 4 miệng ăn trong hoàn cảnh giá biến động tăng như hiện nay thật không dễ dàng”, chị Trang than thở.
Kiểm soát chặt hành vi tăng giá, trục lợi
Chiến sự giữa Nga và Ukraine không chỉ đẩy giá dầu thô, mà còn khiến nhiều loại hàng hóa cơ bản khác trên thế giới tăng cao. Ngoài tác động trực tiếp đẩy giá thành sản phẩm, giá xăng dầu tăng sẽ kéo theo giá hàng hóa đi lên, tạo áp lực lên lạm phát, trong bối cảnh Việt Nam đang mở cửa trở lại và trên đà phục hồi kinh tế sau thời gian dài chịu ảnh hưởng bởi đại dịch.
Trước đà leo thang của giá hàng hóa do ảnh hưởng của dịch bệnh và xung đột vũ trang Nga - Ukraine, Bộ Công thương đã có công điện gửi Tổng cục Quản lý thị trường đề nghị tăng cường kiểm tra, giám sát, phát hiện kịp thời các diễn biến bất thường của hàng hóa, đặc biệt là xăng dầu và thiết bị, vật tư y tế, không để cá nhân nào lợi dụng thị trường, trục lợi.
Bộ trưởng Bộ Công thương Nguyễn Hồng Diên nhấn mạnh, thời gian gần đây, dịch bệnh Covid-19 trong nước diễn ra hết sức phức tạp, cùng với tình hình quốc tế có nhiều biến động do xung đột vũ trang tại Ukraine. Những vấn đề này đã làm giá cả nhiều mặt hàng thiết yếu như xăng dầu, thiết bị, vật tư y tế phòng, chống dịch bệnh… cho đến những mặt hàng tiêu dùng như lương thực, thực phẩm hằng ngày của người dân tăng cao, ảnh hưởng không nhỏ đến tình hình thị trường trong nước.
Trên thị trường thế giới, giá dầu tiếp tục tăng phi mã, đạt mức cao nhất trong hơn 7 năm qua, do những lo ngại xung đột tại Ukraine leo thang ảnh hưởng tới nguồn cung năng lượng. Giá dầu Brent Biển Bắc giao dịch trong ngày 1/3/2022 có thời điểm đã đạt 107,57 USD/thùng, mức cao nhất kể từ tháng 7/2014. Trong khi đó, tại phiên giao dịch ngày 2/3, giá vàng thế giới giao ngay đã vượt ngưỡng 1.950 USD/ounce.
Giá các loại nguyên, nhiêu liệu chính phục vụ đời sống, sản xuất như xăng dầu, gas… liên tục tăng theo giá thế giới từ đầu năm đang đe dọa đến mục tiêu kiểm soát CPI tăng dưới 4% theo chỉ tiêu Quốc hội đề ra.
Theo Bộ Tài chính, việc điều hành giá góp phần kiểm soát lạm phát là nhiệm vụ rất khó khăn trong bối cảnh hiện nay. Bộ này cho biết, sẽ tăng cường việc tiếp nhận kê khai giá, kiểm soát chặt chẽ hoạt động kê khai của doanh nghiệp để tránh tình trạng lợi dụng tăng giá bất hợp lý.
-
Dệt may đặt mục tiêu kim ngạch xuất khẩu đạt 47 - 48 tỷ USD trong năm 2025 -
Xuất nhập khẩu của doanh nghiệp Việt tăng thêm 34 tỷ USD -
Hàng Việt bao phủ chuỗi bán lẻ nội địa -
Chiến lược của Phúc Long, Phê La làm trỗi dậy chuỗi trà đặc sản -
Hà Nội đề ra loạt giải pháp nhằm nâng cao chất lượng các hợp tác xã -
Thêm 5 sản phẩm đạt tiêu chuẩn 5 sao OCOP cấp Quốc gia -
Cá tra Đồng Tháp tự tin “Vươn ra biển lớn”
- NAB Vietnam nhận giải thưởng “Doanh nghiệp xuất sắc châu Á” tại APEA 2024
- SeABank thông báo mời thầu
- Huawei Việt Nam chính thức khởi động cuộc thi ICT Competition 2024 - 2025
- Ấm lòng lễ tri ân của CT Group đến các thầy cô giáo
- Tập đoàn Stavian nhận cú đúp giải thưởng trong Bảng xếp hạng Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024
- AZB - Hành trình kiến tạo "Nơi làm việc tốt nhất châu Á 2024"