-
Các nhà lãnh đạo G20 kêu gọi tăng nguồn tài chính khí hậu lên hàng nghìn tỷ USD -
Thị trường M&A toàn cầu khởi sắc -
"Hiệu ứng Trump" kéo giá vàng xuống đáy 2 tháng, đưa bitcoin tăng dựng đứng -
Chủ tịch Fed nêu quan điểm thận trọng, kiên nhẫn sau khi hạ lãi suất -
Ngay sau bầu cử Tổng thống Mỹ, Fed nới lỏng chính sách tiền tệ, giảm lãi suất thêm 0,25% -
Hãng thông tấn AP: Ông Trump tái xuất phi thường, đắc cử Tổng thống thứ 47 của Mỹ
Mỹ là nhà sản xuất khí tự nhiên lớn nhất thế giới. Ảnh: AFP |
Dẫu vậy, giới phân tích cho rằng, cơn khủng khoảng năng lượng khó có thể lây lan sang Mỹ. Phần lớn các khu vực trên thế giới đều đang nín đợi tình hình thời tiết mùa đông năm nay. Trong khi đó, Mỹ vẫn "bình chân như vại" bởi quốc gia này bước vào mùa đông năm nay với vị thế vốn là nhà sản xuất khí tự nhiên lớn nhất thế giới và mức tồn kho không cạn kiệt như ở châu Âu hiện nay.
Ông Francisco Blanch, Trưởng bộ phận phân tích hàng hóa và chiến lược đầu tư tại Công ty tư vấn đầu tư tài chính BofA Securities (thành viên của Bank of America) đánh giá: "Hiện tại, chúng ta đang ở một thời điểm khác thường khi mà tất cả giá năng lượng đều đang tăng lên". Thế nhưng, "Mỹ đang 'cách ly' với xu hướng khủng hoảng năng lượng hiện nay so với những nơi khác trên thế giới", ông Francisco Blanch nói.
Điều đó không có nghĩa là giá nhiên liệu của Mỹ đứng im. Hợp đồng khí tự nhiên giao kỳ hạn của Mỹ hôm 5/10 đã lên mức cao nhất kể từ tháng 12/2008. Còn trong phiên 6/10, hợp đồng khí tự nhiên giao sau đạt mức 6,466 USD mỗi triệu đơn vị nhiệt Anh (MMBtu).
Giá khí tự nhiên giao tháng 11 sau đó đã giảm xuống, nhưng nó vẫn đang trong guồng tăng của tuần thứ 7 liên tiếp. Hợp đồng khí tự nhiên gần đây giao dịch quanh ngưỡng 5,63 USD mỗi triệu đơn vị nhiệt Anh, cao hơn gấp đôi so với thời điểm đầu năm.
Các nhà phân tích tại Deutsche Bank cho biết, giá khí tự nhiên ở châu Âu đã tăng gấp 5 lần, trong khi ở Mỹ và châu Á mức tăng mới khoảng 1,5 lần. Riêng tại châu Âu, giá khí tự nhiên tăng đột biến, có thể quy đổi tương đương với giá dầu giao dịch quanh mức 200 USD/thùng.
Bản thân Mỹ cũng gặp phải những vấn đề riêng về năng lượng. Mùa đông năm ngoái hàng triệu khách hàng ở Texas bị bỏ mặc trong bóng tối trong nhiều ngày vì Texas bỗng trở thành "Bắc Cực" do bão tuyết. Tuy vậy, khả năng Mỹ rơi cuộc khủng hoảng năng lượng như ở châu Âu và châu Á là điều khó có thể xảy ra.
Ông Robert Thummel, Giám đốc điều hành tại Công ty tư vấn đầu tư năng lượng TortoiseEcofin cho rằng, Mỹ hiện không còn phải dựa dẫm vào nguồn cung nhiên liệu từ thế giới và vấn đề thực sự đang nằm ở châu Âu. Chuyên gia này lý giải sự thiếu hụt nhiên liệu hiện nay không phải do thiếu nguồn cung, mà là do thiếu cơ sở hạ tầng - đặc biệt là hạ tầng cho khí tự nhiên hóa lỏng.
Theo Giám đốc điều hành TortoiseEcofin, giá khí tự nhiên năm nay đang phụ thuộc rất nhiều vào thời tiết. Một mùa đông năm nay bình lặng, thì giá khí có thể chỉ tăng nhẹ trong khoảng 3 - 4 USD mỗi triệu đơn vị nhiệt Anh. Còn nếu nhiệt độ mùa đông ấm hơn, giá khí sẽ trong ngưỡng 2,5 - 3 USD. Trái lại, nếu nhiệt độ xuống sâu, giá khí tự nhiên rất có thể tăng vọt lên hai con số.
Mặc dù Mỹ có vị thế tốt hơn so với châu Âu khi bước vào mùa đông năm nay, nhưng những biến động mạnh mẽ trên thị trường năng lượng đang gây ra những tác động rộng khắp toàn cầu. Tuần này, Credit Suisse đã nâng dự báo giá khí tự nhiên quý IV/2021 tăng hơn 60%, từ 3,50 USD lên 5,75 mỗi triệu đơn vị nhiệt Anh.
"Việc thiết lập các kho dự trữ khí mùa đông trong ngắn hạn và nhu cầu toàn cầu ngày càng tăng đã đẩy mức giá tăng mạnh hơn chúng tôi dự đoán", Credit Suisse nêu.
Tương tự, trong báo cáo có tiêu đề "Mức tăng không thể tưởng tượng, còn mức giảm thì hạn chế", hãng dịch vụ tài chính lâu đời JPMorgan cũng đã nâng dự báo giá khí tự nhiên trung bình năm 2022 thêm 1,70 - 4,81 USD trên mỗi triệu đơn vị nhiệt Anh. Còn trong quý này, giá khí tự nhiên trung bình ước đạt đạt khoảng 5,5 USD trên mỗi triệu đơn vị nhiệt Anh, nâng mức giá trung bình của năm nay lên mức 3,65 USD.
"Không thể xem nhẹ tác động của những biến động tăng giá đó lên lạm phát, tăng trưởng, và cán cân thanh toán", Deutsche Bank lưu ý các khách hàng của mình. "Những biến động giá đó là một vấn đề lớn", phía Deutsche Bank cảnh báo.
Không riêng khí tự nhiên, giá than và giá dầu cũng đang tăng mạnh. Lần đầu tiên kể từ tháng 11/2014, giá dầu thô WTI giao kỳ hạn của Mỹ hôm 8/10 đã đạt mức 80 USD/thùng. Trong khi đó, giá dầu thô Brent giao kỳ hạn cũng tăng lên mức cao nhất kể từ năm 2018. Các nhà phân tích nhận định, giá khí tự nhiên tăng vọt đã tác động ngược trở lại giá dầu bởi việc dùng dầu thay khí tự nhiên đang mang lại lợi ích kinh tế hơn.
-
Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump đe áp mức thuế cao đối với hàng hóa Mexico, Canada, Trung Quốc -
Dự trữ vàng của Nga tăng vọt 33% trong năm 2024, đạt giá trị kỷ lục 207 tỷ USD -
"Ông trùm" quỹ ETF lo sợ "cảm giác an toàn giả tạo" của Bitcoin -
Chính sách thuế quan của Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump có thể khiến giá dầu giảm 20%
-
Thái Lan phê duyệt kế hoạch kích thích kinh tế mới tập trung vào 5 lĩnh vực then chốt -
Từ điển Cambridge chọn "manifest" là từ của năm 2024 -
Nhật Bản sẽ phát tiền mặt cho các hộ gia đình có thu nhập thấp -
Trung Quốc sẵn sàng đàm phán với Mỹ để thúc đẩy thương mại song phương -
Nga lấy lại vị trí nhà cung cấp khí đốt chính cho EU -
Bitcoin vượt mốc 96.000 USD nhờ lạc quan về chính sách của ông Trump -
Ông Donald Trump tái xuất Nhà Trắng sẽ tác động ra sao đến thị trường trái phiếu toàn cầu?
- Siêu phẩm “nhà đẻ ra tiền” tung chính sách khủng cuối năm
- Việt Nam - Điểm khởi đầu cho kế hoạch tư vấn nhà máy thông minh toàn cầu của Samsung
- Chuyển tiền Kiều hối Ria về Việt Nam tại Agribank - phí 0 đồng
- BIDV nhận 3 giải thưởng quốc tế về trải nghiệm khách hàng
- Land Rover Việt Nam ra mắt Range Rover Velar mới
- GEIMS Việt Nam 2024 - Điểm hẹn của các doanh nghiệp “Đầu tàu” ngành sản xuất diện tử