
-
Phó thủ tướng: Quỹ nhà ở quốc gia ảnh hưởng không đáng kể tới chính sách tài khóa
-
Hải Dương thúc đẩy phát triển song song với sắp xếp tổ chức bộ máy hành chính
-
Hải quan khu vực III và Hateco Hải Phòng chung tay tạo thuận lợi thương mại
-
VinVentures đồng hành cùng NIC tổ chức diễn đàn “Venture Forum 2025”
-
Quốc hội quyết định rút ngắn nhiệm kỳ khóa XV -
Hải quan Việt Nam phối hợp với Tổ chức Hải quan thế giới nâng cao năng lực chống gian lận xuất xứ
![]() |
Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về tình hình kinh tế - xã hội trong Phiên họp thứ 38. |
Tiếp tục đề nghị thanh tra toàn diện nhà ở xã hội
Chuẩn bị trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ tám khai mạc sáng 21/10 tới, kết quả thực hiện nghị quyết của Quốc hội về Kế hoạch Phát triển kinh tế - xã hội năm 2024, dự kiến kế hoạch năm 2025 vừa được đặt lên bàn nghị sự của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
Thẩm tra nội dung này, Ủy ban Kinh tế của Quốc hội đề nghị Chính phủ quan tâm đánh giá sâu sắc, kỹ hơn một số vấn đề, trong đó có khó khăn của thị trường bất động sản.
Trước đó, tại Kỳ họp thứ bảy của Quốc hội (tháng 5/2024), trong báo cáo tương tự, Ủy ban Kinh tế của Quốc hội đã tách riêng những khó khăn, bất cập của thị trường bất động sản như một vấn đề cần được đánh giá kỹ hơn để nhìn nhận đầy đủ, toàn diện hơn tình hình phát triển kinh tế - xã hội của năm nay.
Khi đó, cơ quan thẩm tra chỉ ra rằng, thị trường bất động sản vẫn còn khó khăn, nhất là về quy định, thủ tục phát triển các dự án nhà ở xã hội, tiến độ triển khai gói cho vay nhà ở xã hội 120.000 tỷ đồng còn chậm, chưa đáp ứng kỳ vọng đề ra.
Cho rằng, đã xuất hiện tình trạng “lách luật” để đầu tư, mua bán căn hộ nhà ở xã hội, trong khi người có nhu cầu thực lại không thể tiếp cận, Ủy ban Kinh tế của Quốc hội đề nghị Chính phủ chỉ đạo thanh tra toàn diện công tác phát triển nhà ở xã hội thời gian qua, xác định vướng mắc, bất cập, vi phạm, tiêu cực để xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật.
Gần nửa năm đã trôi qua, Ủy ban Kinh tế của Quốc hội giữ nguyên nhiều nhận định về những hạn chế, bất cập của thị trường bất động sản, nhưng mức độ lo ngại có phần gia tăng. Riêng với nhà ở xã hội, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Vũ Hồng Thanh cho biết, có ý kiến cho rằng, nhà ở xã hội trên thực tế được mua bán, trao đổi, cho thuê chủ yếu bởi những người giàu, thậm chí cả người nước ngoài, không phải công nhân, người lao động, người có nhu cầu thực đối với loại hình nhà ở này.
Báo cáo thẩm tra dẫn phản ánh từ cơ quan truyền thông và dư luận xã hội về thực trạng nhiều người nước ngoài thuê, sống trong các dự án nhà ở xã hội tại Bắc Giang, Bắc Ninh - hai thủ phủ công nghiệp phía Bắc. Các khu có nhiều người nước ngoài sinh sống gồm Evergreen Bắc Giang, Vân Trung, Nội Hoàng (Bắc Giang), Kinh Bắc, V-city, Cát Tường, Thống Nhất (Bắc Ninh). Bộ Xây dựng đã có văn bản đề nghị UBND hai tỉnh Bắc Giang, Bắc Ninh kiểm tra tình trạng người nước ngoài thuê, sống trong các khu nhà xã hội trên địa bàn.
“Đề nghị Chính phủ thanh tra toàn diện công tác phát triển nhà ở xã hội những năm qua để có giải pháp hiệu quả, nghiên cứu có biện pháp mạnh đối với vi phạm chính sách pháp luật về nhà ở xã hội”, ông Thanh nhắc lại quan điểm đã báo cáo Quốc hội nửa năm trước.
Bên cạnh nhà ở xã hội, Ủy ban Kinh tế của Quốc hội còn chỉ ra hàng loạt vấn đề đáng quan ngại khác về đất đai, nhà ở. Đó là, cùng với quá trình tăng giá đột biến của căn hộ chung cư, giá đất nền tại các quận nội thành và ven đô Hà Nội có dấu hiệu tăng nhanh trở lại, nhất là đối với các huyện có thông tin lên quận.
Đặc biệt, theo Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, thời gian qua, loạt phiên đấu giá tại các huyện ven Hà Nội gây xôn xao thị trường. Tại huyện Hoài Đức, hàng trăm nhà đầu tư đã tham gia phiên đấu giá xuyên đêm, đẩy giá hơn chục lô đất trúng với mức trên 100 triệu đồng một m2. Lô cao nhất trúng với giá hơn 133 triệu đồng/m2 - gấp 18 lần mức khởi điểm.
Trong đó, một số cuộc đấu giá thu hút hàng ngàn hồ sơ tham dự, gấp hơn chục lần số lô đất được bán ra và trúng đấu giá cũng gấp hàng chục lần giá khởi điểm. Tuy nhiên, diễn ra tình trạng “bỏ cọc” sau khi trúng đấu giá đất, tác động tiêu cực đến mặt bằng giá và thị trường nhà ở. Tình trạng lũng đoạn, thổi giá, tạo sóng, đầu cơ đất đai đẩy giá đất lên cao khiến việc mua bán hầu như chỉ diễn ra trong giới đầu cơ.
Ông Vũ Hồng Thanh cũng phản ánh, có ý kiến cho rằng, ở nhiều vùng ngoại thành của các thành phố lớn, tỷ lệ lấp đầy sau “phân lô, bán nền” chỉ là 5%; nghĩa là sau nhiều năm thực hiện phân lô, bán nền 100 lô đất, chỉ có 5 lô được sử dụng (xây nhà), 95 lô còn lại bị bỏ hoang, gây lãng phí nguồn lực xã hội.
Vấn đề tồn kho bất động sản dở dang cũng rất đáng được quan tâm khi hàng ngàn căn nhà bị bỏ hoang hàng chục năm qua, với tổng giá trị rất lớn; nhiều khu đô thị mới có tỷ lệ số căn hộ được sử dụng thấp. Trong khi đó, người có nhu cầu mua nhà ở, đất ở thực sự đang phải trả một khoản tiền lớn cho giới đầu cơ.
“Đây là những vấn đề có thể để lại hậu quả xấu đến quá trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Vì vậy, có ý kiến cho rằng, đã đến lúc cần xác định đất đai là tư liệu sản xuất đặc biệt của xã hội, thay vì là hàng hóa mua đi bán lại kiếm lời; từ đó có các giải pháp hữu hiệu giải quyết triệt để thực trạng nêu trên”, theo báo cáo thẩm tra.
Đẩy nhanh việc tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc
Nêu ý kiến thảo luận tại phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội Lê Thị Nga nhấn mạnh, thị trường bất động sản diễn biến rất phức tạp, giá nhà chung cư tăng rất cao, người có nhu cầu khó tiếp cận được.
Đề nghị Chính phủ tăng cường quản lý thị trường bất động sản, bà Nga cho rằng, việc hướng dẫn thi hành Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản còn chậm. “Các nghị định của Chính phủ đã ra đời, nhưng một số văn bản hướng dẫn của địa phương rất chậm. Quốc hội đã quyết định hiệu lực của các luật này vào ngày 1/8/2024, đề nghị đẩy nhanh tiến độ các văn bản hướng dẫn”, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội sốt ruột.
- Tổng thư ký Quốc hội Bùi Văn Cường

Vì sao nói như vậy? Vì trong kết cấu của báo cáo tới 49 trang nói về thành tựu, kết quả, chỉ có 5 trang nói về hạn chế, liệu có hẳn như thế không? Ví dụ, báo cáo nói sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn trong phần hạn chế là đúng. Nhưng nếu cẩn thận và đầy đủ hơn thì cần phân tích thêm các khó khăn của doanh nghiệp để phần hạn chế có dung lượng tương đối cân bằng. Thực tế bức tranh kinh tế hiện nay, nhất là khó khăn từ các doanh nghiệp, phản ánh không hẳn như chúng ta đang đánh giá ở đây.

Nhận định thời gian tới nền kinh tế còn gặp nhiều khó khăn, Phó chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định nhấn mạnh, giải pháp rất căn bản là hoàn thiện thể chế, cải thiện môi trường kinh doanh, khắc phục độ trễ của chính sách. “Với Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản, nhiều địa phương chưa ban hành được một văn bản nào cả. Như vậy chính sách có độ trễ, đi vào cuộc sống chậm và không phát huy được tác dụng”, ông Định nhận xét.
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn nói, việc ban hành văn bản quy định chi tiết thi hành luật vẫn chưa đảm bảo tiến độ. Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản, Luật Các tổ chức tín dụng cam kết trước Quốc hội tháng 7 xong toàn bộ hướng dẫn của Trung ương và địa phương, nhưng đến giờ, 12 địa phương chưa ban hành một văn bản nào hết. “Vấn đề này, tôi đề nghị Chính phủ chỉ đạo quyết liệt mới tháo gỡ được khó khăn cho địa phương”, Chủ tịch Quốc hội lưu ý.
Xác định nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu của kế hoạch phát triển năm sau, Chính phủ cho biết, sẽ tổ chức thực hiện hiệu quả, đồng bộ các luật Đất đai, Nhà ở, Kinh doanh bất động sản và các văn bản hướng dẫn thi hành. Triển khai hiệu quả Nghị quyết số 33/NQ-CP ngày 11/3/2023 của Chính phủ, Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ về tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp, thị trường bất động sản.
“Đẩy nhanh việc tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc liên quan đến các dự án, đất đai trong kết luận thanh tra, kiểm tra tại một số tỉnh, thành phố; sớm báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét về việc mở rộng phạm vi, đối tượng áp dụng”, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng nêu trong báo cáo gửi Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
Bộ trưởng cũng cho biết, sẽ tiếp tục rà soát, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, nhất là về quy hoạch, thủ tục hành chính để đẩy nhanh tiến độ phê duyệt và triển khai các dự án đầu tư nhà ở xã hội, triển khai Đề án Đầu tư xây dựng ít nhất 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội cho đối tượng thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp giai đoạn 2021-2030.

-
Phó thủ tướng: Quỹ nhà ở quốc gia ảnh hưởng không đáng kể tới chính sách tài khóa
-
Hải Dương thúc đẩy phát triển song song với sắp xếp tổ chức bộ máy hành chính
-
Chủ tịch Quốc hội: Ủng hộ thông qua sớm chính sách đặc thù cho nhà ở xã hội
-
Triển khai sắp xếp, xử lý trụ sở, cơ sở vật chất khi thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính các cấp
-
Hải quan khu vực III và Hateco Hải Phòng chung tay tạo thuận lợi thương mại -
VinVentures đồng hành cùng NIC tổ chức diễn đàn “Venture Forum 2025” -
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron và Phu nhân sắp thăm Việt Nam -
Quốc hội quyết định rút ngắn nhiệm kỳ khóa XV -
Đợt cao điểm chống hàng giả ở Hải Dương: Rõ người, rõ việc, rõ trách nhiệm -
Hải quan Việt Nam phối hợp với Tổ chức Hải quan thế giới nâng cao năng lực chống gian lận xuất xứ -
Trưởng công an xã có thể được khởi tố, điều tra vụ án có khung hình phạt đến 7 năm tù
-
SeABank thông báo mời thầu
-
Michelin Primacy 5, lốp êm bậc nhất dành cho xe nào?
-
SonKim Land đạt 5 giải thưởng tại Asia Pacific Property Awards 2025
-
Kiếm tiền thời công nghệ: SeAMobile - một ứng dụng, nhiều cơ hội
-
Chiến lược phát triển đa ngành, tăng trưởng bền vững của Doanh nghiệp Nhơn Tân
-
AgriS đồng hành cùng Chính phủ trong chiến lược đột phá nền kinh tế tư nhân và nông nghiệp công nghệ cao