Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Bảy, Ngày 21 tháng 12 năm 2024,
Giá thịt lợn giảm do cầu yếu, dự báo tiêu thụ dịp Tết không như kỳ vọng
Thế Hoàng - 09/12/2022 13:56
 
Giá lợn hơi trên cả nước có xu hướng giảm từ nửa cuối tháng 11/2022 do sức mua trên thị trường yếu, nguồn cung dồi dào. Dự báo, mức tăng tiêu thụ dịp Tết 2023 không như kỳ vọng.
Giá lợn hơi trên cả nước có xu hướng giảm trong nửa cuối tháng 11/2022 do sức mua trên thị trường yếu.
Giá lợn hơi trên cả nước có xu hướng giảm từ nửa cuối tháng 11/2022 do sức mua trên thị trường yếu.

Tết Nguyên đán đã cận kề, nhưng thị trường thịt lợn trong nước vẫn khá ảm đạm, khi nguồn cung lớn, cầu yếu và giá giảm mạnh.

Bộ Công thương cho biết, giá lợn hơi trên cả nước giảm từ nửa cuối tháng 11/2022 do sức mua trên thị trường yếu, trong khi nguồn cung thịt lợn dồi dào, bất chấp chi phí thức ăn chăn nuôi vẫn đứng ở mức cao.

Tại khu vực miền Bắc, giá lợn hơi ở hầu hết các tỉnh, thành phố dao động trong khoảng 52.000-56.000 đồng/kg, giảm 2.000-3.000 đồng/kg so với cuối tháng 10/2022.

Tại khu vực miền Trung-Tây Nguyên, giá lợn hơi dao động trong khoảng 52.000-56.000 đồng/kg, giảm 2.000-3.000 đồng/kg so với cuối tháng 10/2022.

Khu vực miền Nam, giá lợn hơi dao động trong khoảng 51.000-55.000 đồng/kg, giảm 1.000-2.000 đồng/kg so với cuối tháng 10/2022.

Thời gian qua, giá lợn hơi ở nhiều địa phương đã xuống thấp dưới 60.000 đồng/kg, thậm chí có những ngày giảm xuống còn 50.000 đồng/kg. Nguồn cung trong nước đang dư thừa...

Hiện có nhiều ý kiến đề xuất Chính phủ nới lỏng các rào cản để được bán lợn qua biên giới.

Phó thủ tướng Lê Văn Thành trong một văn bản chỉ đạo gần nhất đã giao Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với Bộ Công thương và các cơ quan liên quan nghiên cứu, chủ động triển khai các giải pháp phù hợp nhằm phát triển chăn nuôi bền vững, đáp ứng nhu cầu thực phẩm, nhất là trong dịp Tết Dương lịch và Tết Nguyên đán, đảm bảo quyền lợi cho người chăn nuôi.

Nguồn cung thịt trong nước dồi dào, nhưng cả nước vẫn chi ngoại tệ nhập khẩu một lượng thịt lớn. 10 tháng 2022, Việt Nam nhập khẩu gần 545.000 tấn thịt và các sản phẩm từ thịt, trị giá 1,21 tỷ USD, giảm 11,9% về lượng nhưng tăng 2,1% về trị giá so với cùng kỳ năm 2021. 

Nhập khẩu các mặt hàng này từ Ấn Độ lên tới 418,63 triệu USD, tăng 51,2% về trị giá so với cùng kỳ năm ngoái. 

Đặc biệt, trong tháng 10/2022, nhập khẩu thịt từ Ấn Độ tăng hơn 114% về lượng và tăng gần 209% về trị giá so với tháng 10/2021, chiếm 20,4% tổng lượng thịt và các sản phẩm từ thịt nhập khẩu của nước ta trong tháng. 

Giá nhập khẩu bình quân thịt và các sản phẩm từ thịt từ Ấn Độ mức 3.199 USD/tấn, tăng 44,3% so với tháng 10/2021. 

Việt Nam nhập khẩu chủ yếu vẫn là các chủng loại thịt và phụ phẩm ăn được sau giết mổ, của gia cầm thuộc nhóm 01.05 tươi ướp lạnh hoặc đông lạnh; Thịt trâu tươi đông lạnh; Thịt lợn tươi ướp lạnh hoặc đông lạnh; Phụ phẩm ăn được sau giết mổ của lợn, trâu, bò sống ướp lạnh hoặc đông lạnh; Thịt bò tươi ướp lạnh hoặc đông lạnh… 

Nhu cầu thực phẩm cho Tết Nguyên đán 2023 sẽ tăng lên, trong đó có nhu cầu sử dụng thịt gia súc, gia cầm. Tuy nhiên, Bộ Công thương nhận định, mức tăng sẽ không như kỳ vọng bởi nguồn cung trong nước ở mức cao.

Hiện tổng đàn lợn cả nước khoảng 28,6 triệu con, sản lượng ước đạt 3,23 triệu tấn thịt lợn. Với đà tăng trưởng như hiện nay, nếu không gặp bất lợi về dịch bệnh thì nguồn cung thịt lợn từ nay đến cuối năm và dịp Tết Nguyên đán sẽ được đảm bảo.

Năm 2023, toàn ngành chăn nuôi phấn đấu tổng sản lượng thịt hơi các loại đạt khoảng 7-7,5 triệu tấn (tăng 5-5,5% so với năm 2022); Sản lượng thịt lợn hơi đạt trên 4,5 triệu tấn (tăng 4%); Sản lượng thịt gia cầm đạt khoảng 2,1 triệu tấn (tăng 4,8% so với năm 2022)

Dự trữ nguồn hàng hóa Tết 2023 tăng 10-12%
Dự trữ hàng hoá phục vụ Tết Nguyên đán 2023 tăng khoảng 10-12% so với cùng kỳ năm trước,tập trung vào các mặt hàng thiết yếu như gạo, thực...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư