-
Quảng Ninh: 725 tỷ đồng giải ngân hỗ trợ 9.014 khách hàng vay khắc phục hậu quả sau bão số 3 -
PVcomBank ra mắt nền tảng số dành cho doanh nghiệp -
Ngân hàng NCB giải bài toán vốn trung hạn cho doanh nghiệp -
Sức khỏe USD giảm, vàng vẫn khó tăng -
Ngân hàng với những thế hệ nhân sự tương lai -
Vàng biến động mạnh đầu tuần
Giá vàng miếng SJC tiếp tục không “nhúch nhích” trong cả tuần qua. Ngân hàng Nhà nước chưa có động thái điều chỉnh giá bán trực tiếp, tiếp tục công bố giá bán vàng miếng trực tiếp cho Công ty SJC và 4 ngân hàng thương mại Nhà nước duy trì mức 75,98 triệu đồng/lượng.
Đến nay, giá vàng miếng SJC đi ngang trong một tháng với giá bán vàng miếng tại Big4 ngân hàng (Vietcombank, BIDV, VietinBank, Agribank) cùng các doanh nghiệp vàng duy trì tại mức giá 76,98 triệu đồng/lượng. Các giao dịch bán vàng qua bốn ngân hàng thương mại có vốn Nhà nước và Công ty Vàng bạc Đá quý Sài Gòn (SJC) đều đang thực hiện thông qua hình thức trực tuyến.
Ở chiều thu mua, SJC và hầu hết các hãng vàng đang niêm yết giá mua tại 74,98 triệu đồng/lượng. Cá biệt, Phú Quý và Bảo tín Minh Châu mua vào ở mức 75,5 triệu đồng/lượng.
Trong khi vàng miếng SJC vẫn “bất động”, vàng nhẫn lại tăng giá mạnh tuần qua do ảnh hưởng bởi diễn biến giá thế giới. Tại Công ty Vàng bạc Đá quý Sài Gòn (SJC), giá vàng nhẫn mua vào ở mức 74,6 triệu đồng/lượng và bán ra tại 76,2 triệu đồng/lượng, tăng 650.000 đồng mỗi lượng so với cuối tuần trước. Giá vàng nhẫn nhích nhẹ ở Bảo Tín Minh Châu cũng đồng loạt tăng thêm 700.000 đồng/lượng, giao dịch ở mức 75,38 triệu đồng/lượng và bán ra tại 76,68 triệu đồng/lượng.
So với vàng miếng SJC, giá thu mua vàng nhẫn tại Bảo Tín Minh Châu chỉ còn thấp hơn 120.000 đồng/lượng. Tương tự, khoảng chênh trên tại Công ty Vàng bạc Đá quý Sài Gòn (SJC) cũng chỉ còn 380.000 đồng/lượng - mức rất thấp trong lịch sử giao dịch. Giá vàng nhẫn tăng ngay từ đầu tuần, nhưng bật lên mạnh nhất từ thứ Sáu tuần này.
Giá vàng tại Bảo Tín Minh Châu - Nguồn: BTMC |
Giá vàng thế giới tiếp đã vọt lên mốc 2.390 USD/ounce vào thứ Sáu, mức cao nhất kể từ cuối tháng 5 sau khi vàng xác lập mức cao kỷ lục 2.450 USD và điều chỉnh giảm. Nguyên nhân do dữ liệu mới nhất từ báo cáo việc làm của Mỹ củng cố kỳ vọng về việc cắt giảm lãi suất của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed). Dữ liệu bảng lương phi nông nghiệp cho thấy Mỹ có thêm 206.000 việc làm vào tháng 6, cao hơn mức dự đoán trước đó của chuyên gia là 190.000 việc làm. Tuy nhiên, dữ liệu trong tháng 5 đã được điều chỉnh giảm mạnh ở mức 218.000 việc làm mới, thay vì con số 272.000 như báo cáo trước. Trong khi đó, ước tính tăng trưởng việc làm có dấu hiệu giảm. Tỷ lệ thất nghiệp tăng lên 4,1%, cao hơn so với ước tính là 4,0%.
Công cụ theo dõi lãi suất CME FedWatch cho thấy giới đầu tư đang đặt cược rất lớn (72%) vào khả năng Fed hạ khung lãi suất quỹ liên bang 25 điểm cơ bản tại cuộc họp tháng 9. Còn lại, hơn 22% đặt cược vào khả năng giữ nguyên khung lãi suất ở mức 5,25 – 5,5% và xấp xỉ 6% kỳ vọng Fed có thể hạ lãi suất sâu hơn (giảm 50 điểm cơ bản).
Biến số trên cũng đồng thời gây áp lực lên đồng đô la. Chỉ số US Dollar Index (DXY) đo giá trị sức mạnh đồng USD so với 6 loại tiền tệ của những quốc gia đang là đối tác thương mại lớn của Mỹ giảm 0,26%, xuống mốc 104,88 điểm - mức thấp nhất kể từ trung tuần tháng 6.
Nguyên nhân chính đến từ sự hồi phục của EUR - đồng tiền góp tỷ trọng 57,6% trong rổ tiền tệ. Đồng euro tăng mạnh vượt qua mức 1,082 USD, mức cao nhất trong hơn ba tuần. Ngoài sự thay đổi từ kỳ vọng việc cắt giảm lãi suất của Fed vào tháng 9, các nhà hoạch định chính sách ở châu Âu cũng lo ngại về xu hướng lạm phát có thể lệch nhiều hơn so với mục tiêu 2%. ECB gợi ý về khả năng cắt giảm lãi suất trong tương lai nhưng không chắc chắn về thời điểm.
Về mặt chính trị, tâm lý nhà đầu tư được cải thiện nhờ chiến thắng của Đảng Lao động ở Anh sau 14 năm cầm quyền của Đảng Bảo thủ cùng diễn biến tại cuộc bầu cử quốc hội Pháp. Đồng Yên Nhật cũng đã hồi phục từ mức thấp kỷ lục 38 năm, kết tuần giao dịch ở mức 160,75 yên đổi 1 đôla. Trước đây, Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BOJ) từng thông báo rằng về khả năng công bố kế hoạch kết thúc chương trình mua trái phiếu trong tháng 7 này.
Chung xu hướng giảm, tỷ giá trung tâm được Ngân hàng Nhà nước điều chỉnh 14 VND/USD trong tuần qua về mức 24.246 VND/USD. Các ngân hàng thương mại niêm yết tỷ giá bán ra ở mức kịch biên độ quy định (25.458 VND/USD. Tại Vietcombank, tỷ giá đang được niêm yết ở mức 25.238 VND/USD (mua vào) và 25.458 VND/USD (bán ra), giảm 15 VND/USD so với tuần trước.
Trên thị trường phi chính thức, giá USD tự do có nhích trở lại sau khi giảm đáng kể từ đỉnh giá mới 26.000 VND/USD xác lập hôm 27/6. Khảo sát tại một số cửa hàng, đến cuối tuần tiên của tháng 7, USD được mua vào ở mức 25.800 VND.USD và bán ra tại 25.890 VND/USD.
-
Ngân hàng với những thế hệ nhân sự tương lai -
Vàng biến động mạnh đầu tuần -
HDBank triệu tập đại hội đồng cổ đông bất thường kiện toàn nhân sự cấp cao -
Tặng đến 1 triệu đồng khi nhận kiều hối qua thẻ Sacombank Visa -
Lỗ hổng trong thẩm định hồ sơ mở thẻ tín dụng -
KBank dẫn đầu với danh hiệu "Ngân hàng bán lẻ tốt nhất Thái Lan" 15 năm liên tiếp -
PVcomBank khuyến nghị khách hàng sớm cập nhật giấy tờ và xác thực sinh trắc học
- Siêu phẩm “nhà đẻ ra tiền” tung chính sách khủng cuối năm
- Việt Nam - Điểm khởi đầu cho kế hoạch tư vấn nhà máy thông minh toàn cầu của Samsung
- Chuyển tiền Kiều hối Ria về Việt Nam tại Agribank - phí 0 đồng
- BIDV nhận 3 giải thưởng quốc tế về trải nghiệm khách hàng
- Land Rover Việt Nam ra mắt Range Rover Velar mới
- GEIMS Việt Nam 2024 - Điểm hẹn của các doanh nghiệp “Đầu tàu” ngành sản xuất diện tử