-
Ngăn vấn nạn khai thác cát tràn lan -
Quan hệ hữu nghị truyền thống và hợp tác nhiều mặt Việt Nam - Bulgaria -
Giao UBND tỉnh Bình Định làm chủ quản đầu tư đường băng số 2 sân bay Phù Cát -
Quốc hội đồng ý lập Quỹ Bảo tồn di sản văn hóa -
Đoàn Bộ Kế hoạch và Đầu tư tìm hiểu hoạt động tại Khu chế xuất Tân Thuận TP.HCM -
Tháo gỡ điểm nghẽn về thể chế, chính sách để Hà Nội chuyển đổi số hiệu quả
Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam (VASEP), sự hồi phục của nhiều nền kinh tế, trong đó, nhu cầu tiêu thụ tôm của một số thị trường ở Bắc Âu đã tăng trưởng mạnh so với năm 2020 nên giá trị xuất khẩu tôm sang EU có thể tăng trưởng 2 con số trong quý I/2021.
Lũy kế 2 tháng đầu năm xuất khẩu tôm đạt trên 380 triệu USD, giảm nhẹ 0,8% so với cùng kỳ năm ngoái.
Trong đó, xuất khẩu tôm chân trắng đạt 304 triệu USD, chiếm khoảng 80% tổng kim ngạch xuất khẩu tôm, tăng 14% so với cùng kỳ năm ngoái.
Xuất khẩu tôm nguyên con đông lạnh, nhất là tôm sú bị giảm trong 2 tháng đầu năm do giá cao và việc kiểm soát chặt hàng thực phẩm đông lạnh nhập khẩu vào thị trường Trung Quốc.
Giá trị xuất khẩu ngành tôm Việt Nam năm nay được kỳ vọng đạt 4,4 tỷ USD, tăng 15% so với năm 2020.
Sơ tôm tại Công ty cổ phần thực phẩm Agrex Sài Gòn (Ảnh: Lê Toàn). |
Về thị trường, Hà Lan là thị trường nhập khẩu tôm lớn nhất của Việt Nam trong khu vực châu Âu, với 28% tổng xuất khẩu tôm Việt Nam sang châu lục đông dân thứ ba thế giới này và chiếm gần 4% trong tổng giá trị xuất khẩu tôm của Việt Nam.
VASEP cho biết, trừ tháng 01/2021 thì từ đầu năm tới nay, xuất khẩu sang thị trường dường như không chịu tác động của đại dịch Covid-19 và tăng trưởng dương liên tục.
Hiện, có 65 doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu tôm sang Hà Lan với các sản phẩm phổ biến như tôm sú PD hấp đông lạnh, tôm thẻ Nobashi đông lạnh, tôm lạnh HLSO tươi đông lạnh,…
Ở châu Âu, hầu hết các thương nhân đều nhập khẩu sản phẩm tôm thẻ chân trắng bóc vỏ từ Ấn Độ và Việt Nam với hai nhóm sản phẩm chính thuộc HS0306 và HS1605. Sản phẩm tôm thẻ chân trắng nhập khẩu dưới dạng sơ chế và trải qua ít nhất hai bước xử lý bảo quản.
Các nhà chế biến khu Nam Âu như Tây Ban Nha, Pháp và Ý thu mua tôm còn nguyên vỏ từ Ecuador và một số quốc gia ở Trung Mỹ sau đó thêm công đoạn nấu chính tại nhà máy ở châu Âu rồi bán trong khu vực.
Theo VASEP, tôm sú được người châu Âu đưa vào phân khúc tôm cao cấp so với tôm thẻ chân trắng và phần lớn sản phẩm này được tiêu thụ ở vùng Tây Bắc Âu và Pháp.
Các nhà nhập khẩu tôm sú bán buôn từ Bangladesh và nhập khẩu lẻ từ Việt Nam, Madagascar.
-
Giao UBND tỉnh Bình Định làm chủ quản đầu tư đường băng số 2 sân bay Phù Cát -
Quốc hội đồng ý lập Quỹ Bảo tồn di sản văn hóa -
Xử lý dự án bất động sản gặp khó: Làm rõ nội hàm “không hợp thức hóa các vi phạm” -
Thủ tướng: Can thiệp vào hoạt động doanh nghiệp nhà nước sẽ làm méo mó thị trường -
Đoàn Bộ Kế hoạch và Đầu tư tìm hiểu hoạt động tại Khu chế xuất Tân Thuận TP.HCM -
Chính phủ đề xuất luật hóa tài sản số, phát triển công nghiệp bán dẫn -
Ông Hà Sỹ Đồng được giao quyền Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 24/11 -
2 Xử lý dự án bất động sản gặp khó: Làm rõ nội hàm “không hợp thức hóa các vi phạm” -
3 Lợi nhuận giảm mạnh, nhiều doanh nghiệp gấp rút xin đổi kế hoạch năm -
4 Thủ tướng: Can thiệp vào hoạt động doanh nghiệp nhà nước sẽ làm méo mó thị trường -
5 Tập đoàn Luxshare đầu tư thêm 2 dự án tại Nghệ An
- Vietnam Airlines Group thuê thêm 4 máy bay phục vụ Tết Ất Tỵ 2025
- Sandoz triển khai chương trình cộng đồng phòng chống đề kháng kháng sinh tại Việt Nam
- Thu thập sinh trắc học trên Agribank Plus - Cơ hội rinh iPhone 16 và nhiều quà hấp dẫn
- Ký kết hợp tác chiến lược Vietnam Land và CaraWorld: Khai mở những cơ hội mới
- SeABank ưu đãi lãi suất 0% cho khách hàng vay mua căn hộ tại dự án Newtown Diamond
- Giải Golf ngành Nhôm - Kính - Cửa toàn quốc 2024: Hứa hẹn nhiều bất ngờ và trải nghiệm thú vị