
-
Hà Nội kêu gọi đầu tư vào Cụm công nghiệp Tam Hiệp 2 quy mô 47 ha
-
Vướng quy định trong việc lập Quỹ Đầu tư hạ tầng giao thông vùng
-
Ninh Thuận thông tin tiến độ triển khai loạt dự án trọng điểm
-
Quốc lộ 50, TP.HCM hoàn thành cuối 2025 nếu mặt bằng bàn giao trong tháng 4
-
TP.HCM khởi công dự án rạch Xuyên Tâm trong tháng 4/2025 sau 20 năm ì ạch -
Đề xuất cơ quan chủ quản tuyến cao tốc Tân Quang - Thanh Thủy vốn 14.852 tỷ đồng
![]() |
Các chuyên gia dự đoán giá trị lẫn sản lượng tôm xuất khẩu của Việt Nam năm 2021 sẽ tăng mạnh. |
Chuyển biến về chất của các mắt xích trong ngành tôm, cùng hàng loạt lợi thế đang có, các chuyên gia dự đoán giá trị lẫn sản lượng tôm xuất khẩu của Việt Nam năm 2021 sẽ tăng mạnh nhất trong ngành thủy sản.
Nhìn lại năm vừa qua, ngành tôm Việt Nam được cho là đã tìm được cơ trong nguy với hàng loạt kết quả rất đáng khích lệ. Xuất khẩu tôm tăng trưởng cao và ổn định ở thị trường Mỹ, Anh, Canada, Australia. Các thị trường Trung Quốc, EU, Hàn Quốc tăng trưởng nhẹ.
Bà Kim Thu, chuyên gia Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) nhận định, ngành tôm có thể tranh thủ năm 2021 khi đang có lợi thế hơn các đối thủ nhờ kiểm soát tốt đại dịch. Các quốc gia nhập khẩu cũng thường ưu tiên chọn mua tôm từ Việt Nam.
Trên thị trường toàn cầu, ngành chế biến và xuất khẩu tôm của Việt Nam trước nay bị cạnh tranh bởi các đối thủ Ấn Độ, Ecuador, Thái Lan… nhưng hiện các nước này đang phải chịu ảnh hưởng nặng nề từ dịch bệnh, sản xuất, vận chuyển bị đình trệ, giá tôm giảm khiến hoạt động thả nuôi chậm, sản lượng tôm theo đó cũng giảm.
Ví dụ tại Ấn Độ, năm 2020, các trại nuôi tôm phải đối mặt với bệnh vi bào tử trùng (EHP) và bệnh phân trắng, khiến tốc độ tăng trưởng giảm. Hai bệnh này cùng với vi-rút đốm trắng và đại dịch Covid-19 làm giảm mạnh lợi nhuận và năng suất, với tỷ lệ nuôi thành công tại các trại giảm 50%.
Giá tôm Ấn Độ cũng giảm từ 30-40% trong đợt phong toả đầu tiên trong tháng 3 và tháng 4/2020. Ngay sau đó, ngành tôm Ấn Độ đối mặt với tình trạng thiếu tôm giống hồi tháng 5, thiếu lao động trong các nhà máy chế biến trên cả nước.
Theo ông Hồ Quốc Lực, Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Thực phẩm Sao Ta, nhiều đối thủ trong ngành tôm của Việt Nam, trong đó có Ấn Độ, sẽ phải mất một thời gian dài, từ 1-4 năm để khôi phục sản xuất, xuất khẩu mạnh trở lại.
“Đây rõ ràng là cơ hội cho tôm Việt Nam. Đặc biệt khi chúng ta đang kiểm soát dịch rất hiệu quả”, ông Lực nói.
Xu hướng tiêu dùng tôm trên thế giới có chiều hướng tăng cao, là một trong những cơ hội cho ngành hàng tôm phát triển. Ông Trần Thiện Hải, nguyên Chủ tịch VASEP, Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Thủy sản Minh Hải cho rằng, các doanh nghiệp trong ngành nên tập trung vào việc tăng giá trị trên từng đơn vị hàng hóa của mình và giữ thị phần ở các thị trường quan trọng như Mỹ.
“Cần khuyến khích doanh nghiệp đi vào mảng giá trị gia tăng, tập trung vào thế mạnh chế biến của mình”, ông Hải khuyến nghị.
Dù vậy, theo nhóm chuyên gia thực hiện Báo cáo kinh tế thường niên Đồng bằng sông Cửu Long, thách thức lớn nhất với ngành chế biến và xuất khẩu tôm Việt Nam là vấn đề đảm bảo chất lượng, bởi các quy định về an toàn vệ sinh thực phẩm, tồn dư kháng sinh và các vấn đề liên quan đến kiện chống bán phá giá của Hoa Kỳ.
Từ góc độ doanh nghiệp chế biến, việc ổn định nguồn nguyên liệu sản xuất là thách thức lớn nhất. Họ không dám ký các hợp đồng xuất khẩu có giá trị lớn do không thể tự chủ và đảm bảo nguồn nguyên liệu theo yêu cầu. Các doanh nghiệp chỉ tự chủ được khoảng 40% nguồn nguyên liệu tự sản xuất và quản lý. Phần còn lại phụ thuộc vào thu mua từ nông hộ, nhưng sản lượng và chất lượng nguyên liệu chỉ có thể đánh giá được vào cuối vụ nuôi trồng.
Một khó khăn nữa là nỗi lo thiếu hụt và già hóa lực lượng lao động ở các vùng nuôi. Đây là thách thức lớn cho ngành trong dài hạn.
“Chuột chạy cùng sào mới vào hải sản”, ông Hồ Quốc Lực ví von khi nói về thực tế thiếu nhân công trong ngành thủy - hải sản, bởi công việc vất vả, nặng nhọc, làm việc trong môi trường ẩm thấp nên ngày càng ít người muốn tham gia.
Thứ nữa, lao động trong ngành chế biến tôm chủ yếu là lao động phổ thông, không đòi hỏi trình độ hay bắt buộc phải qua đào tạo. Nhu cầu lao động có tính mùa vụ rất cao, đặc biệt là vào vụ thu hoạch, nhưng lại dư thừa khi trái vụ, nên tính ổn định của lực lượng lao động rất thấp.
Cùng với đó, các thay đổi về chính sách tăng lương tối thiểu, các quy định về phí công đoàn và bảo hiểm với lao động phổ thông cũng được doanh nghiệp chế biến phản ánh là không phù hợp và là gánh nặng tài chính đáng kể với doanh nghiệp.

-
Quốc lộ 50, TP.HCM hoàn thành cuối 2025 nếu mặt bằng bàn giao trong tháng 4 -
TP.HCM khởi công dự án rạch Xuyên Tâm trong tháng 4/2025 sau 20 năm ì ạch -
Đề xuất cơ quan chủ quản tuyến cao tốc Tân Quang - Thanh Thủy vốn 14.852 tỷ đồng -
Hà Nội thu hút đầu tư nước ngoài đạt 1,4 tỷ USD, tăng 49,5% trong quý I -
Chủ tịch Hà Nội yêu cầu giải quyết dứt điểm vướng mắc phát sinh của từng dự án -
Rà soát 2 luật để đẩy nhanh tiến độ giải ngân đầu tư công -
Dự án Thủy điện Hòa Bình mở rộng: Nhiều hạng mục quan trọng hoàn thành trong quý II/2025
-
Công bố Top 10 Doanh nghiệp ESG Việt Nam Xanh 2025 ngành Nông nghiệp Công nghệ cao - Thực phẩm - Đồ uống
-
Ngày hội việc làm liệu có phù hợp cho người đi làm đã có kinh nghiệm?
-
Cảng quốc tế Long An tạo ấn tượng mạnh mẽ tại Vietnam Expo 2025
-
Agribank tiếp sức người trẻ hiện thực hóa giấc mơ an cư
-
Công ty CP Tôn Pomina công bố nhóm cổ đông mới và kế hoạch phát triển
-
T&L Invest ký hợp tác chiến lược tại dự án Takara Hòa Bình Resort